Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

TÔI KHÔNG BỎ QUA VỤ VI PHẠM BẢN QUYỀN NÀO

TRẦN ĐỨC TIẾN
(trả lời phỏng vấn báo Văn nghệ công an, số 164, từ ngày 21-11 đến 5-12-2011)


          1-Thưa nhà văn Trần Đức Tiến, ông có quan tâm đến vấn đề bản quyền tác giả trong lĩnh vực văn học không và ông thấy tình hình thực hiện vấn đề bản quyền văn học của ta đang diễn ra như thế nào?
          TĐT: - Có chứ. Nhưng tình hình thực hiện bản quyền văn học ở ta hầu như chưa có động tĩnh gì. Tôi nói điều đó là căn cứ vào những chuyện thực tế xảy ra với chính bản thân tôi - một người có nhiều chục năm viết văn, đã từng bị xâm phạm bản quyền, đã từng hy vọng vào Trung tâm bản quyền văn học của Hội Nhà văn và rồi… hết hy vọng.

ĐƯA TIỄN TRẦN NGỌC PHỤNG

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Không ai không bất ngờ khi nghe tin Trần Ngọc Phụng ngã bệnh. Trông con người sinh lực dồi dào đến thế, mặt mũi phương phi, râu tóc xanh tốt, tiếng cười tiếng nói sang sảng luôn đi trước người, thế mà đùng cái đã phải vào nằm bệnh viện Thống Nhất, rồi chuyển tiếp sang bệnh viện Fuda (Quảng Châu - Trung Quốc). Còn nhớ có lần ông trốn viện về nhà, tôi gọi điện hỏi thăm, ông vẫn cười nói sang sảng, thông báo tình hình bệnh tật, rồi không quên làm phép tính cộng trừ cho cuộc đời mình, hào hứng khoe: lãi! Trần Ngọc Phụng thế đấy: vui vẻ, lạc quan ngay cả những thời khắc hiểm nghèo…

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

CHÂN "QUẤY", CHÂN "PHỦI"

HOÀNG ĐỊNH



Sắp 12 giờ trưa. Cả ba sân đều kín chỗ. Mặt đất không còn đốm xanh nào, không có gió mà bụi vẫn thốc lên cuồn cuộn. Chả ma nào xem.  Cầu thủ từ tin đến anh già “sáu sọi”, ra đây đều là “thằng” cả. “Thằng” bên mặc áo đeo kính lóng ngóng đỡ bóng bằng đầu gối với ống đồng. Lại “thằng” bên cởi trần mặt mũi quen quen, đâu như đã từng chinh chiến vi lích. Một “hán tử trung niên” xách giầy tìm chỗ đá ké, ngao ngán thấy bọn chầu rìa bọn đã mua sân còn đông quá. Cảnh này từ trên cầu Long Biên nhìn xuống…

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

PHỞ, BÁNH CUỐN, VÀ...

(kỳ cuối)


TRẦN ĐỨC TIẾN


          5. Ngày trước các cụ Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân đã tốn khối chữ để viết về phở. Giữa cái thời bao cấp toàn dân đói khổ thắt lưng buộc bụng lo đánh giặc giữ nước, cụ Nguyễn còn có lần khốn đốn vì chuyện tán tụng phở. Sau này khi đã mở mày mở mặt lên một tí, đám chữ nghĩa lại có dịp đưa phở lên mây xanh. Người ta truy tìm nguồn gốc phở. Phở biến thái từ món ăn nào? Quê gốc của phở là Hà Nội hay Nam Định? Quá trình trưởng thành và phát triển của phở nữa. Lúc nào có thêm phở gà? Lúc nào phở thịt heo? Phở “không người lái”? Lúc nào thêm trứng gà, giá sống? Chưa kể có người còn cả gan “vuốt râu” cụ Nguyễn Tuân, bịa ra chuyện ở Sài Gòn người ta ăn… phở đá (như uống trà đá, cà phê đá…) khiến cụ suýt té ngửa! Chuyện này bác nhà thơ Vũ Quần Phương kể lại, có đăng báo hẳn hoi. Rồi phở bắt đầu vượt biên giới, làm một cuộc xâm lăng ẩm thực toàn cầu. Cứ cái đà nghiên cứu và tôn vinh phở như thế, e rằng phở sẽ lên ngôi quốc thực. (Đã có quốc ngữ, quốc kỳ, quốc ca, quốc lủi - rượu lậu, sắp tới là quốc hoa - hoa sen, quốc thi - thơ lục bát, thì quốc phục, quốc thực và các thứ quốc khác cũng phải có cho đủ cỗ. Giống như phải có “luật nhà văn” ấy).

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

LUẬT NHÀ VĂN

Đầu tiên nghe râm ran trong dư luận là “luật nhà thơ”. Sau là “luật nhà văn”. Cuối cùng hóa ra là “luật phát triển văn học”. Các nhà báo ở nước mình xưa nay vẫn rất khoái sáng tác!
          Nhưng đã ai biết đầu cua tai nheo cái luật này thế nào chưa nhỉ? Nghe nói mới chỉ có 1 bác đại biểu quốc hội chuyên trị hôi nách ở Vinh đề xướng ra trước Quốc hội. Ơ, thế nếu có luật nhà văn, thì phải có luật nhạc sĩ, luật họa sĩ, luật múa sĩ, luật phó nháy… Các loại hình văn học nghệ thuật phải bằng vai phải lứa với nhau chứ? Đã có luật báo chí, xuất bản, không thể thiếu luật nhà văn! Thái Lan hay vài nước khác người ta cũng có luật này rồi đấy nhé! Nhưng một số ý kiến khác lại cho rằng: vẽ, đất nước còn ngổn ngang như đống xà bần, bao nhiêu việc cần thiết hơn chưa được định chế, giờ lại toan đưa vào khuôn phép cái đám người xưa nay vốn rất ít coi trọng sự ràng buộc trong sáng tạo - ràng buộc là y như rằng họ "sáng tạo" ra những cái vứt đi. Với lại, cái luật này là “tác phẩm” của cá nhân hay tập thể nào thế nhỉ?...
          Cứ gọi là loạn cào cào! Đến nỗi mình đang bệnh cũng toát cả mồ hôi, vùng ngay dậy. May sao vớ ngay được bài trả lời phỏng vấn của nhà lý luận phê bình Phạm Xuân Nguyên, đương kim Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, đăng trên Tiền Phong online (dưới bài là 1 ý kiến của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam). Xin mời chư vị tham khảo.
                                                                                           T.Đ.T

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

BỆNH

TRẦN ĐỨC TIẾN

          “Đang tự nhiên thấy hai mắt nóng lên, hơi cay cay như vô tình bị ớt quệt vào. Ngay sau đó có cảm giác người mất trọng lượng, phải ngồi hoặc nằm ngay xuống. Một nửa người bên trái (từ chân lên đầu) toát mồ hôi, lạnh đi và gần như không làm chủ được những cử động. Người bên phải thì vẫn bình thường. Nói khó, cố nói thì ngọng. Nhưng đầu óc thì vẫn tỉnh táo, không đau đớn. Mấy lần đầu chỉ kéo dài trong khoảng vài phút. Nhưng lần thứ ba thì kéo dài khá lâu (khoảng nửa tiếng). Khi trạng thái đó qua đi thì lại hoàn toàn bình thường như người khỏe mạnh”.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

PHỞ, BÁNH CUỐN, VÀ...

(kỳ 3)

TRẦN ĐỨC TIẾN


          4. Trước khi viết tiếp kỳ này, mình phải mở ngoặc nói thêm mấy dòng về “bánh cuốn làng Giáng”. Vẫn đinh ninh một việc định làm, lại được bạn Bình An nhắc nhở, sáng nay, mình đến cái quán bánh cuốn làng Giáng mà ở phần đầu bài này đã nói đến. Mua không phải một, mà là hai suất mang về. Vợ chồng chủ quán còn khá trẻ, chồng áng chừng tuổi băm, còn vợ trẻ hơn. Chờ cô vợ tráng bánh, mình hỏi: làng Giáng ở đâu ta? Anh chồng đáp: Vĩnh Lộc - Thanh Hóa bác ạ. Rồi nhìn mình ngờ ngợ: bác cũng người Thanh? Không, mình đáp, nhưng trước kia có ở Thạch Thành một thời gian. Anh ta reo lên: Vĩnh Lộc giáp Thạch Thành, giáp cả Hà Trung, Cẩm Thủy. Mình cười, nghĩ bụng: tay này chắc mới dạt vào Vũng Tàu, còn thèm nhận, thèm gặp đồng hương lắm. Lại nghĩ: hồi mình vào đây cũng trạc tuổi hắn và cũng trắng tay. Cuộc chiến mưu sinh còn dằng dặc lắm người anh em ạ.

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

PHỞ, BÁNH CUỐN, VÀ...

(kỳ 2)

TRẦN ĐỨC TIẾN


          3. Nhưng ngẫm ra thì mình dây dưa với phở nhiều hơn là với bánh cuốn. Mình thấy phở ngon ngay từ khi… chưa được ăn phở lần nào. Hồi ấy mình là thằng trẻ con ở làng, làng mình lại cách thành phố Nam Định những 15 cây số (quãng đường này lúc bấy giờ khá là xa xôi cách trở), thì làm sao biết mùi phở? Chẳng qua mình đọc Nam Cao nên hình dung ra thôi.

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

PHỞ, BÁNH CUỐN, VÀ...

TRẦN ĐỨC TIẾN


          1. Lâu lâu mình mới đi ăn phở một lần. Ở Vũng Tàu không hiếm quán bán phở buổi sáng, nhưng quay đi quay lại có lẽ cũng chỉ có mỗi phở Vị Hoàng là ăn được. Chủ quán Vị Hoàng vốn người Nam Định, trước khi vào Vũng Tàu đã từng bán phở ở phố ga. Vào Vũng Tàu quãng trên dưới hai chục năm nay, “chuyên sâu” món phở, mấy lần đổi địa điểm, cuối cùng chốt lại gần ngã ba Lê Lợi - Phạm Hồng Thái, trước cổng xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt - Xô, nơi có đông người thuộc thành phần có thể ăn phở thường xuyên mỗi ngày mà không cần phải lăn tăn gì.

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

KHI ĐỘC GIẢ LÀ NHÀ VĂN

(Báo Tổ quốc điện tử phỏng vấn mình về chuyện đọc sách từ năm ngoái)

TQ: Đọc và chọn sách - những tác phẩm văn học -  tưởng chừng là chuyện rất đỗi bình thường của nhà văn. Thế nhưng lại có vô số chuyện thú vị đáng bàn, khi nhà văn là người viết ra sách, được tặng sách, mua sách, đọc sách… Để biết khi độc giả là nhà văn khác với các đối tượng độc giả khác như thế nào, chúng tôi có cuộc phỏng vấn nhà văn Trần Đức Tiến.

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

ĐI CÂU

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Mồng 2-9, nghỉ, tính mời đám con cháu đến nhà ăn cơm với ông bà. Thằng con trai bảo: con đi câu. Hỏi: câu ở đâu? - “Ở Bà Rịa bố ạ. Đi với mấy gia đình bạn bè cùng cơ quan. Chắc tối mai mới về”.
          À, mình biết cái kiểu câu thư giãn này của chúng nó rồi. Mình cũng đã từng đi vài ba lần. Ao nuôi sẵn cá. Cành câu có sẵn, mồi có sẵn. Chỉ việc mua vé rồi cứ thế vào câu. Vừa câu vừa chơi. Đến bữa thì chọn mấy con cá ngon vừa câu lên được, bảo nhà bếp (chỗ câu cá thư giãn nào cũng có một nhà hàng nho nhỏ) chế biến món nhậu, rồi nhậu ngay tại chỗ. Nhưng mà phải trả tiền, chứ cá ấy… không phải cá của mình.
          Mình bỗng nhớ lại hồi còn trẻ con ở làng, mình vác cành lang thang khắp cánh đồng, ao chuôm trong làng để kiếm mấy con cá làm thức ăn. Bữa ăn nào có niêu cá kho - cá do mình câu được, mẹ cũng xới cho mình bát cơm thật đầy, rồi nhìn mình ăn ngon lành, mắt mẹ rơm rớm ướt…
                                                                                    *
                                                                                 *    *

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Chùm ảnh của HÀ VĂN ĐÔNG

Cách đây ít lâu, trên trang này, mình đã trưng 3 bức ảnh của Hà Văn Đông. Đông vừa đoạt giải 3 Liên hoan ảnh nghệ thuật TP.HCM lần 1-2011 (do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh VN và Hội Nhiếp ảnh TP.HCM tổ chức). Chúc mừng Đông, và nhân dịp này khoe thêm 5 bức khác của cùng tác giả.
                                                                                             T.Đ.T

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

GIÀ

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Thế quái nào mà ngay từ hồi còn khá trẻ (trên dưới ba mươi), mình đã khoái viết về những anh già. Nhân vật già trong truyện của mình cũng không có tên, chỉ được gọi là “lão”. Một “lão” sống độc thân trong khu tập thể, cả đêm lo sốt vó vì trận bão có thể quật đổ cây bàng ngoài sân, đè bẹp căn phòng ọp ẹp của lão. Một “lão” khác suốt ngày trò chuyện với con mèo cưng như trò chuyện với người, lo cả chuyện hỏi vợ cho mèo (vì nó là con mèo đực). “Lão” khác bỏ cái làng chài dưới chân núi lên sống ở lưng chừng núi, có cái thú tiêu khiển lấy móng tay dài ngắt đôi con kiến để thấy cái đầu quay lại ngoạm cái bụng tha về tổ, chơi chán vạch quần đái vào tổ kiến, rồi cuối cùng bị đàn kiến tha ra con đường mòn dẫn về làng… Truyện cuối cùng này rất kinh. Giờ đọc lại vẫn thấy sởn cả người. Thế mà khi in ra chỉ có duy nhất một bạn đọc… trân trọng ngả mũ (he he) - một ông họa sĩ vẽ sơn mài vô danh, tình cờ gặp mình ở nhà người quen.

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

ĐỐi THOẠI VỚI J.SEIFERT

Chùm thơ của HÀ PHẠM PHÚ


Thành phố cổ tích

Theo gió lang thang
Theo nắng mơ màng
Dốc lên cổ thành
Praha mùa vàng

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Blog của nhà văn NHẬT TUẤN

          “Nhà văn cần phải nói lên sự thật… Nhưng sự thật đó là sự thật nào ? Sự thật của đời sống trong dạng nguyên sơ của nó hay sự thật ghi nhận qua đôi mắt “cán bộ” của nhà văn và được xào xáo qua “bút Trường Sơn viết mực Cửu Long” một thời vốn là văn phòng phẩm quốc doanh không thể thiếu cho bất kỳ ai muốn viết nên chữ nghĩa”?
          …“
Ngay từ 8 năm trước, năm 2003, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã trấn an báo chí: ‘ Văn học ta không hề bế tắc .Chúng ta chẳng việc gì phải bi quan. Chúng ta từng được mùa với tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Trường, Bảo Ninh và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Hiện nay, chúng ta vẫn có những cuốn sách hay, như truyện ngắn Ma Văn Kháng, tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh, gần đây nhất là cuốn Giàn thiêu của Võ Thị Hảo…. Đó là những dấu hiệu tốt lành để chúng ta hy vọng. Văn học ta không hề bế tắc như một số người lầm tưởng’. Trong những dẫn chứng của nhà thơ, chỉ thấy có “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, dăm bảy truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp  phần nào gói ghém được sự thực còn tươi của đời sống, nhưng đó là chuyện của cả vài chục năm trước, còn bây giờ cả hai quý vị này xem ra khó mà rặn được đứa con nào khôi ngô tuấn tú như đứa đầu lòng”...

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Đón đọc LÃNG DU - tập truyện mới nhất của TẠ DUY ANH

LINH THƯ


Sau khá nhiều long đong lận đận, như đa số những đứa con tinh thần khác của tác giả, cuối cùng tập truyện ngắn bao gồm những sáng tác gần đây nhất của nhà văn họ Tạ cũng đã có mặt trên giá sách với cái tên Lãng Du, được xuất bản bởi nhà Thời Đại. 

ĐÃ MANG LẤY NGHIỆP...

TRẦN ĐỨC TIẾN


                                                                Tưởng nhớ nhà văn, dịch giả Lê Xuân Quỳnh

            Một lần ngồi nói chuyện với Lê Xuân Quỳnh, biết ông là người quan tâm đến văn học Mỹ La-tinh, tôi có nhắc cái truyện ngắn mà tôi cực kỳ thích là truyện “Bờ thứ ba của dòng sông”. Tôi không nhớ tên tác giả, chỉ nhớ truyện được in ở ngay số 1 tờ “Văn học nước ngoài” của Hội Nhà văn - bấy giờ còn xuất bản dưới dạng lưu hành nội bộ, in roneo trên giấy vàng xỉn. Truyện ấy ám tôi mãi về sau này, khiến tôi nghĩ rằng trong cuộc đời đọc và viết, mỗi người chỉ có vài ba lần may mắn gặp được những tác phẩm như vậy. Ông Quỳnh ngồi nghe không nói gì. Nhưng ít hôm sau, ông bắt đầu mang đến cho tôi những truyện ngắn nước ngoài do ông dịch. Đấy cũng là những bản dịch đầu tiên của ông được in trên tờ tạp chí “Văn nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu” (của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Thi truyện ngắn "CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG HÔM NAY"

          Báo “Sài Gòn giải phóng” và Hội Nhà văn T.P Hồ Chí Minh vừa phát động cuộc thi truyện ngắn với chủ đề: “Con người và cuộc sống hôm nay”.
          Cuộc thi bắt đầu nhận tác phẩm dự thi từ ngày 1-8-2011 đến hết ngày 1-8-2012. Tất cả các tác giả trong và ngoài nước đều có thể gửi tác phẩm dự thi, Không hạn chế số lượng tác phẩm và số lần gửi tác phẩm. Tác phẩm không dài quá 1800 từ. Trên mỗi tác phẩm ghi rõ bút danh, tên thật, địa chỉ, số điện thoại, email…

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

VĨNH BIỆT NHÀ VĂN LÊ XUÂN QUỲNH

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Nhà văn, dịch giả Lê Xuân Quỳnh, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, bệnh nặng, vừa qua đời ngày 23-7-2011 tại bệnh viện Chợ Rẫy (Sài Gòn). Linh cữu quàn tại nhà riêng, số 18A Trương Công Định, T.P. Vũng Tàu. Lễ viếng từ 14h ngày 23-7, lễ di quan 6h ngày 25-7.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động cho nhà văn Sơn Tùng

          Chiều ngày 22-7-2011, tại trụ sở số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã long trọng tổ chức “Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động” cho nhà văn Sơn Tùng - người đã dành gần trọn sự nghiệp để viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
          Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tới dự.
          Tại buổi lễ, ông Chủ tịch nước đã phát biểu, đại ý: tôi còn muốn được ký nhiều quyết định khen thưởng cho các nhà văn, nhưng nhiệm kỳ của tôi chỉ còn vài ngày nữa là hết rồi!
          Ghi nhận tấm chân tình của ông Chủ tịch, cả hội trường vỗ tay rào rào.
          He he.
         
                                                                             P.V (từ Hà Nội)

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

CHÚ THIỆP

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Chú Thiệp mở cái quán cắt tóc ở đầu làng. Quán vắng, thỉnh thoảng mới có khách ghé qua. Có những chiều chú nằm hóng gió rồi ngủ quên trên chiếc ghế dành cho khách.

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

LÀNG BÊN KIA SÔNG

TRẦN ĐỨC TIẾN

(tiếp theo)


                                
          Bố mình mất được vài năm thì anh mình bán nhà. Mấy sào đất - cả nhà, cả vườn, cả ao chưa được 2 cây vàng. Mẹ mình theo vợ chồng anh xuống Nam Định ở.

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

LAN MAN NƯỚC MỸ, NGƯỜI MỸ, NGƯỜI VIỆT...

VŨ DUY CHU


Mỹ là cường quốc số 1 thế giới về kinh tế. Nhờ thế họ dễ dàng giữ vị trí số 1 ở nhiều lĩnh vực khác. Và cũng vì thế trong câu chuyện sinh hoạt thường ngày nhiều người hay nói một câu mang tính mặc định mà không gặp sự phản ứng nào: ối giời, khen Mỹ có mà khen cả ngày. Thế là có người khác đế thêm: chú chỉ được cái nói đúng. Dân Hà Nội rất giỏi “chế” ra những câu nói tưng tửng tưng tửng như thế.

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

NHỮNG BỨC ẢNH BÁO CHÍ

VŨ DUY CHU


Có những bức ảnh báo chí khi bấm máy người chụp không kịp nghĩ rằng mình đã vô cùng may mắn “chộp” được một khoảnh khắc đáng giá nhất trong sự nghiệp cầm máy và trong dòng chảy của lịch sử. Có thể nói, những bức ảnh như thế đã thay đổi cả thế giới.

NHÀ VĂN TÔ HOÀI VIẾT BÁO, ĐỌC BÁO

TRẦN ĐỨC TIẾN



Nhà văn TÔ HOÀI
          Bước sang năm nay (Tân Mão, 2011), nhà văn Tô Hoài được 92 tuổi trời, tính theo tuổi ta. Trong khoảng 70 năm cầm bút, cứ bình quân 1 năm ông cho ra đời 2 cuốn sách. Ở Việt Nam, ông đang là nhà văn giữ kỷ lục về số đầu sách đã xuất bản, chưa kể những tác phẩm báo chí còn nằm rải rác trên các loại sách báo chưa tập hợp được.
          Tô Hoài viết báo không ít, và cũng không ít bài báo của ông ở dạng bút ký, ghi chép... có giá trị văn học cao và còn lại lâu dài với thời gian (chẳng hạn những bài về phong tục, nếp sống sinh hoạt, chuyện cũ Hà Nội...). Riêng về số lượng chữ nghĩa của mảng báo-văn này, ông cũng đã cho xuất bản khoảng dăm đầu sách. 

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

LÀNG BÊN KIA SÔNG

TRẦN ĐỨC TIẾN


                                                                                                                      nhớ sông quê


          Nguyễn Minh Châu có một cái truyện ngắn mà mình rất thích là truyện “Bến quê”. Truyện này không gây ồn ào như một số truyện khác của ông lúc đương thời, nhưng mình nghĩ nó thuộc loại hay nhất trong số những gì ông để lại. Mà cái ông nhà văn này cũng lạ! Mình có 1 tập truyện ngắn chọn lọc của ông in cách đây vài chục năm, giấy vàng khè, chữ kẽm mòn mất nét, cất cẩn thận trên giá sách, nhưng mỗi lúc cần tìm lại là y như rằng nó biến đi đằng nào.

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

HÔM NAY, CHỦ NHẬT, 12-6...

LẠI BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC GÂY HẤN VỚI VIỆT NAM

Những hình ảnh từ Hà Nội:

Giáo sư Phạm Duy Hiển (bên trái) tham gia đoàn biểu tình

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

NGÀY CHỦ NHẬT, 5-6...

          Ngày chủ nhật, 5-6 vừa qua, cả nghìn người ở 2 trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất nước là Hà Nội và Sài Gòn đã xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, nhân sự kiện 3 tàu hải giám của nước này xâm phạm vùng biển Việt Nam, ngang ngược phá hoại những thiết bị thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 2 của chúng ta.
          Nhiều báo mạng đã kịp thời phản ánh, cập nhật tin tức, hình ảnh cuộc biểu tình ngay trong ngày. “Đả đảo Trung Quốc”, “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, “Trung Hoa vĩ đại, xử sự tầm thường”, “China, hàng xóm to xác, xấu tính”, “Phản đối Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông”, “Công lý và hòa bình trên biển Đông”, “Peace & Respect for Vietnam”… là những khẩu hiệu được hô vang, những biểu ngữ được giương cao trong cuộc xuống đường ngùn ngụt tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc này.
          Vừa trở về từ Hội nghị An ninh Châu Á, tối ngày 5-6, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cũng đã trả lời phỏng vấn của VnExpress.
          Mời mọi người cùng xem một số hình ảnh về cuộc biểu tình và đọc bài trả lời phỏng vấn của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh.

                                                                   *
                                                                *    *

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

MA DẠY BƠI

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Làng tôi có nhiều ao chuôm, nhưng chẳng cái nào giống cái nào. Cái hình vuông, cái hình tròn, có cái không ra vuông không ra tròn. Cái nông choèn cái sâu lút đầu người. Cái thì đặc những bèo, cái không thả bèo nhưng lại cắm nhiều cành tre gai xuống cho cá đẻ, gọi là cành trà. Ao có đường thoát nước ra đồng, ra sông thì nhiều cá trắng (chép, trôi, mè, rói, giếc, thiểu...). Ao quanh năm nước đọng gọi là ao tù, chỉ rặt cá đen (chuối, rô, trê, săn sắt…).
          Cái ao to nhất làng, sạch nhất làng có tên là ao Nông Dân. Còn cái ao nổi tiếng có nhiều ma là ao nhà cô Sự.

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

CHIỀU PHÁ THAI, TỐI LÊN SÀN NHẢY

“Cần xác định rõ ràng một điều: Tình dục là nhu cầu của con người. Nhu cầu bản năng đó cao hơn tất cả các nhu cầu khác, thậm chí cao hơn cả nhu cầu sinh tồn, ăn uống, giải trí, v..v… Vì thế, ngay cả khi đã phá thai một lần, bị ám ảnh thật đó, nhưng người ta vẫn không thôi quan hệ tình dục”.
                                                                   *
                                                                *    *

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

PHẢI CÓ CHÌA KHÓA...

                       (Trò chuyện với lão Đối)


TRẦN ĐỨC TIẾN


          Nghe tin mình đi Hải Phòng về, lão Đối lại sang chơi.
          Cả nửa năm vừa rồi lão Đối bận xây nhà nên ít sang nhà mình. Thỉnh thoảng có tạt qua chốc nhát thì cũng chỉ dăm câu ba điều, than phiền kế hoạch xây dựng của lão luôn luôn bị vỡ, chi phí phát sinh ngoài dự kiến đến mấy trăm triệu. Lần này cũng vậy. Mình bảo: cho lão chết, xây lúc nào không xây, lại nhè đúng vào lúc đang bão giá. Lão đần mặt hồi lâu rồi lẩm bẩm: “Mẹ! Xây nhà cũng giống như cậu viết văn, hứng lên là làm ngay. Bão cũng làm, giống như cậu nhịn đói cũng viết. Để mất hứng mới làm thì còn ra cái cứt gì? Mà cậu viết văn có nhiều lúc hứng. Còn tớ cả đời chỉ được hứng một lần thôi”.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

TÔI ĐI CHỮA UNG THƯ Ở BỆNH VIỆN FUDA (QUẢNG CHÂU)

TRẦN NGỌC PHỤNG


1. Tai nghe
          Nhiều người bảo với tôi rằng, như thế là may lắm! Ung thư là sát thủ thầm lặng, khi nó đã có những biểu hiện để phát hiện ra thì đã ở giai đoạn cuối rồi, chí it cũng đã ở giai đoạn 3, giai đoạn 4 rồi. Đằng này đi chữa trị huyết áp cao lại phát hiện ra mới ở giai đoạn 1b, thì dù là ung thư phổi, cũng nên mừng chứ không việc gì phải lo, phải sợ.

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

THƠ LÀ NGÔI LỜI

PHẠM XUÂN NGUYÊN


Thơ tuyển Mai Văn Phấn vừa ra mắt bạn đọc. Ngày 15-5-2011, tại Hải Phòng, sẽ diễn ra hội thảo thơ Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn, do Chi hội nhà văn Việt Nam tại Hải Phòng và Hội Nhà văn Hải Phòng tổ chức. Nhân dịp này, xin giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên về tập Thơ tuyển Mai Văn Phấn, và 3 bài thơ chọn ngẫu nhiên trong tập.
                                                                                             T.Đ.T
                                                             *
                                                          *    *

Sai lầm lớn của bin Laden: NHỮNG GÌ OSAMA KHÔNG BAO GIỜ HIỂU VỀ TINH THẦN MỸ

ROMESH RATNESAR (Time, thứ 2, 09-5-2011)


      Khi Tổng thống Obama loan báo vào ngày 1 tháng 5 rằng các lực lượng Hoa kỳ đã giết được Osama bin Laden ở Pakistan, tôi ở trong đoàn người đang tiến về Nhà Trắng. Tâm trạng chung ở quảng trường Lafayette là phấn khởi, sôi nổi và nhẹ nhõm, hầu như không hề có cái hân hoan của sự trả thù mang tính sô vanh như một số phương tiện truyền thông mô tả, hay một biểu hiện của “cái khoái cảm phởn phơ trong những tin tức về cuộc đổ máu” mà David Sirota nêu lên trên Salon.com. 

MẤY DÒNG VỀ NHÀ VĂN TRẦN HOÀI DƯƠNG

VŨ DUY CHU


          Chiều 8.5.2010 tôi gọi điện thoại cho nhà văn Trần Quốc Toàn bảo anh rằng: nhà ông gần nhà Trần Hoài Dương, ông tranh thủ chạy ngay sang ông Dương xem thế nào… Vì trước đó mấy phút tôi nghe nhà thơ Cao Xuân Sơn nói hình như ông Dương mất rồi, mất mà không ai biết.

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011

VĨNH BIỆT NHÀ VĂN TRẦN HOÀI DƯƠNG

Nhà văn TRẦN HOÀI DƯƠNG
         
          Chiều chủ nhật, 8-5-2011, mình nhận được tin anh Trần Hoài Dương đã mất.
          Anh Dương mất tại nhà riêng ở đường Thích Quảng Đức (Sài Gòn), đâu như vào đêm thứ 6 ngày 6 - 5, nhưng đến trưa ngày chủ nhật, 8 - 5, mọi người mới biết.
          Cả buổi chiều mình nhắn tin, gọi điện cho một số người là bạn mình và cũng là bạn anh Dương, vẫn không hết bàng hoàng.
          Trần Nhã Thụy giục mình viết ngay mấy dòng về Trần Hoài Dương cho báo Tuổi Trẻ ra ngày hôm sau. Và đây là những dòng đầu tiên mình viết về anh Dương, sau khi anh mất:

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

NGƯỜI ĐÀN BÀ TRÊN SÂN GA

Truyện ngắn của CẤN VÂN KHÁNH


      Kính gửi ông John. Thưa ông, có lẽ ông sẽ rất ngạc nhiên khi nhận bức thư này của tôi, vì hai năm đã trôi qua, tôi và ông cách xa nhau, cũng có thể ông đã quên tôi, quên người đàn bà từng sống gần ông một tháng trời với những ký ức đẹp đẽ nhất.

ĐỌC LẠI MỘT CÁCH KHÁC: ĐỨC PHẬT, NÀNG SAVITRI VÀ TÔI

NGUYỄN THAM THIỆN KẾ


Đức Phật, nàng Savitri và tôi của nhà văn Hồ Anh Thái xuất hiện đã hơn hai năm. Hơn hai năm đủ lắng để nói tới cách đọc khác về cuốn tiểu thuyết của một trong những nhà văn chuyên nghiệp nhất của văn chương Việt.

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

Tin đặc biệt:

TRÙM KHỦNG BỐ BIN LADEN ĐÃ CHẾT


Sáng nay 2/5 (tối 1/5 giờ Mĩ), giới chức Mĩ đã đưa ra một tuyên bố chấn động: trùm khủng bố Osama Bin Laden – thủ lĩnh nhóm Al Qaeda – đã chết. Ngay trong đêm, được truyền hình trực tiếp từ Nhà Trắng, tổng thống Mĩ Barack Obama đã công bố chính thức và phát biểu về sự kiện này.
Trước đó, hai quan chức chống khủng bố cao cấp xác nhận là Bin Laden đã bị giết tại Pakistan vào tuần rồi, trong cuộc tấn công trên bộ do lực lượng tình báo Mĩ tiến hành. Thi thể Bin Laden hiện do chính quyền Mĩ giữ.
Nhiều người dân Mỹ đã tập trung bên ngoài Nhà Trắng để bày tỏ sự vui mừng trước cái chết của Bin Laden. Đây là "tin vui" lớn của nước Mĩ vì trong suốt 10 năm qua, quân đội và tình báo Mĩ đã truy lùng Bin Laden ráo riết mà chưa thu được kết quả đáng kể nào. Cái tên Bin Laden vẫn luôn đứng đầu trong danh sách truy nã của Mĩ.
Chỉ còn vài tháng nữa là sẽ đến tưởng niệm 10 năm vụ tấn công khủng bố ngày 11/9, do Bin Laden chủ mưu. Gần 3000 người đã chết trong vụ tấn công này.
Tổ chức Al-Qaeda cũng bị cho là thủ phạm vụ đánh bom 2 trụ sở sứ quán Mĩ ở châu Phi vào năm 1998, khiến 231 người chết, và nhiều vụ tấn công khủng bố khác.

M.H (tổng hợp từ Yahoo! News)

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

DI, ĐỪNG NGẠI (*)

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Mình xem đi xem lại “Bi, đừng sợ” mấy lần. Xem nguyên bản, chứ không phải xem cái bản “thương binh” ngoài rạp. Phải nói ngay: thích. Cảm thấy gần gũi, rất gần gũi với quan niệm của mình về phim, về nghệ thuật nói chung.

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Tin vui: SỬA LẠI THƠ TRÊN BIA MỘ CỤ TÚ XƯƠNG

TRẦN ĐỨC TIẾN


Chân dung cụ Tú Xương của họa sĩ Trần Quang Trân (NGYM)
          Bài “Kìa ai chín suối…” của mình, viết về những sai sót trong mấy câu thơ khắc trên bia mộ cụ Tú Xương, xuất hiện lần đầu trên blog Trần Đức Tiến ngày 3 -12-2010. Sau đó, mình sửa lại chút ít về câu chữ (nội dung cơ bản giữ nguyên), gửi và đăng trên tờ Văn nghệ Công an, số Tết Tân Mão (2011), dưới nhan đề: “Về mấy câu thơ trên bia mộ cụ Tú Xương”. Một thời gian sau, trên mạng tiếp tục có ý kiến tương tự. Qua mạng, mình cũng được biết thêm: hóa ra trước cả khi mình viết bài báo trên, báo chí nơi này nơi khác cũng đã có bài về vụ này rồi, nhưng không hiểu sao mọi chuyện vẫn rơi vào im lặng.
          Tuy nhiên, có một điểm khác giữa bài báo của mình với những bài trước và sau đó: mọi người chỉ đề cập đến một chữ sai trong câu thơ của cụ Tú (chữ “CÒN” khắc sai thành “LẠI”); còn mình thì cho rằng chữ “NGÀN” trong câu thơ của cụ Nguyễn Khuyến ở mặt sau bia cũng sai (lẽ ra phải là “NGHÌN”).

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

NẾU CHỈ CẦN ĐÁ ĐẸP...

VŨ DUY CHU


          Từ những nhà bình luận bóng đá nổi tiếng đến một người hâm mộ bóng đá vô danh nào đó bao giờ cũng cảm nhận, phân tích một trận đấu với tư cách người thưởng lãm thuần túy. Họ chưa bao giờ có cảm giác của những ông chủ Câu lạc bộ nhìn mỗi cầu thủ siêu sao mấy chục triệu bảng Anh ông mua về đang đá trên sân, có đáng đồng tiền bát gạo không. Người xem đòi hỏi tập thể những siêu sao ấy phải tạo thành dải Ngân hà lấp lánh. Nghĩa là các siêu sao ấy phải đá đẹp, phải chiến thắng đối thủ một  cách đẹp mắt nhất.

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Ảnh đẹp của HÀ VĂN ĐÔNG

Mỗi lần ngồi cà phê với nhau ở Vũng Tàu, Đông lại đem những bức ảnh mới chụp ra khoe với mình. Đông đi nhiều, chụp nhiều, có nhiều ảnh được treo trong các triển lãm và được giải thưởng nơi này nơi khác… Trình độ về ảnh của mình thì chỉ dừng ở mức “thợ hình Bãi Sau”. Nên khi nghe Đông hỏi: thế nào là ảnh đẹp, mình ngắc ngứ: “Thế nào là một truyện ngắn hay, may ra lưỡi tôi còn khua khoắng được tí chút. Còn thế nào là ảnh đẹp… Thì đây, ông gửi cho tôi 3 bức này để tôi trưng lên blog. Theo tôi, thế này là ảnh đẹp”.

                                                                              T.Đ.T. 

THÁNG BA PHƯỢNG TÍM

NGUYỄN HIỆP


          Em mang bao nhiêu lửa
          Trên vạt áo kỷ hà?
          Em mang bao nhiêu gió
          Trong chiếc gùi sương sa?

          …Suốt giêng hai chầm chậm
          Cho kịp bước chân em,
          Rồi tháng ba ngơ ngẩn
          Phượng tím rơi bên thềm…
Có điều gì vỡ ra trong lòng người, dường như là sự dở dang đã làm nên ý nghĩa chính của cuộc đời này. Những cuộc tình không thành, những cuộc rượt đuổi chính trái tim mình cho đến khi rã rụng, những ánh mắt thẳm sâu lặng im hun hút, những nụ cười chua chát tái tê… được con người nói đến nhiều hơn, được thiên nhiên thể hiện nhiều hơn so với những gì viên mãn tròn đầy vốn được gọi tên là hạnh phúc.

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

Số hóa các tác phẩm văn học tại Việt Nam

          Vào lúc 15h ngày 23/4 tại tại khách sạn Sofitel, số 1, đường Thanh niên, Ba Đình, Hà Nội, công ty Vinapo sẽ ra mắt thư viện Alezaa - thư viện điện tử. Đây là chương trình số hoá các tác phẩm văn học được ứng dụng tại Việt Nam.

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

DÂN HÀ NỘI MUỐN THÁO CHẠY KHỎI NỘI THÀNH

ĐÌNH KHANG


SGTT.VN - Sau hàng loạt sự cố về sập, nứt, nghiêng của nhiều tòa nhà, chung cư trong khu trung tâm thành phố và tình trạng giá cả ở nội thành đang trở nên quá đắt đỏ, nhiều cư dân Hà Nội muốn chuyển nhà ra ngoại thành.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

NÓI CHO ĐỒNG BÀO TÔI NGHE

NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI


Một người nói với bạn thân là nhà nghiên cứu kinh tế: hôm nào ông giảng cho tôi hiểu tất cả cái sự biến động kinh tế giá cả này. Mà nói sao cho thật dễ hiểu, sao cho người dân đen “ngu” nhất như tôi hiểu được, chứ đừng có hỏa mù quá nhiều từ chuyên môn như vừa rồi các ông phát biểu trên báo. Tôi không hiểu gì cả.

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

XUÂN DIỆU - tình dâng trong mắt thơ

TRẦN NGỌC TUẤN


     Thi sĩ run rẩy tựa dây đàn để rung hết cung bậc tình yêu đầy huyền diệu . Còn gì tha thiết hơn bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm – anh nhớ em, em hỡi! anh nhớ em! . Còn gì rạo rực hơn trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá – ánh sáng tuôn đầy các lối đi – tôi với người yêu qua nhè nhẹ - im lìm không dám nói năng chi… Ngôn ngữ dường như bất lực trước xao động của trái tim đang yêu : làm sao cắt nghĩa được tình yêu – có nghĩa gì đâu một buổi chiều – nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt – bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu…

Ban Nhà văn Trẻ tham gia NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH 2011

Với khẩu hiệu “Đọc sách cho ngày mai”, Ngày hội Đọc sách 2011 sẽ diễn ra trong cả ngày thứ 7 (23- 4- 2011) tại Văn Miếu, Hà Nội. Chương trình được triển khai theo Đề án tổ chức Ngày hội Đọc sách năm 2011 của Vụ Thư viện - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch với mục tiêu phát triển Văn hóa Đọc trong cộng đồng, cổ vũ đọc sách và tôn vinh các nhà văn nhà thơ. Nhận lời mời của Vụ Thư viện, Ban Nhà văn Trẻ - Hội Nhà văn Việt Nam, sẽ chính thức tham gia Ngày hội Đọc sách lần đầu tiên được tổ chức tầm quy mô quốc gia, với nội dung chương trình mang tên “Nhà văn và tác phẩm”.

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

MỘT BIỂN THÔNG TIN (*)

TRẦN ĐỨC TIẾN


          1. Động đất, sóng thần, rò rỉ phóng xạ ở mấy nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản là tin tức được cả thế giới quan tâm nhiều tuần qua. Bên cạnh sự lo lắng, chia sẻ hoạn nạn với đồng loại, người ta còn ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự điềm tĩnh, tính tổ chức cao của người dân đất nước mặt trời mọc. Nhưng tình cờ trong trang mạng nọ mình lại thấy: thật ra thì dân Nhật cũng hốt hoảng, náo loạn; nhưng truyền thông của họ tuyệt đối bỏ qua chuyện này; và đây cũng chính là “bài học” đáng giá với truyền thông nước ta. Mình chẳng biết thực hư thế nào nên không bình luận.

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

Tạp chí NHÀ VĂN bộ mới

Bằng sự thay đổi cách trình bày về hình thức và nội dung vấn đề chuyển tải, bắt đầu từ số 4.2011, Tạp chí Nhà văn sẽ ra mắt độc giả với nội dung là những sáng tác truyền thống, kết hợp sáng tác mang tính thể nghiệm, những nghiên cứu lý luận phê bình chuyên sâu về tác giả tác phẩm, gắn với những hoạt động nghề nghiệp và đời sống nhà văn, gắn với thời đại mà công nghệ thông tin phát triển từng ngày từng giờ.

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

THƠ MỸ - NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI VIỆT CÒN ÍT BIẾT

Tháng Tư được gọi là tháng Thơ ca của nước Mỹ. Nhân dịp này, chiều ngày 7-4-2011, tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, nhà thơ Dương Thuấn đã có buổi nói chuyện với nội dung: Thơ Mỹ - những điều người Việt Nam ít biết đến.

Đón đọc: HOÀNG NGỌC HIẾN TRONG LÒNG BÈ BẠN (*)

   
Sách dày 400 trang, tập hợp những bài viết của bạn bè, đồng nghiệp, học trò (chủ yếu của học trò viết văn Nguyễn Du) về nhà giáo, nhà phê bình nổi tiếng Hoàng Ngọc Hiến. Sách chia làm hai phần. Phần một gồm những “cảm nghĩ” trong buổi lễ mừng sinh nhật nhà giáo Hoàng Ngọc Hiến, do khoa viết văn trường đại học Văn Hoá Hà Nội tổ chức. Qua đó, có rất nhiều điều cảm động và thú vị về Hoàng Ngọc Hiến lần đầu được bật mí.

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

THI NHÂN HÀ NỘI Ở LÂM ĐỒNG

NGUYỄN VŨ TIỀM


Tham gia Trại Sáng tác của Hội Nhà văn VN tại Đà Lạt tháng 3-2011, tôi khá ấn tượng về 2 nhà thơ từ Hà Nội vào Lâm Đồng: Vương Tùng Cương và Dư Thị Hoàn.

LÊ ĐẠT - BÓNG CHỮ NGẢ DÀI TRÊN ĐƯỜNG CHỮ

TOAN TOAN


      Tại cuộc tọa đàm tối 31-3-2011 ở Trung tâm Văn hóa Pháp, bạn bè, đồng nghiệp, khán giả đã dành gần 3 tiếng đồng hồ để nói về thơ và con người Lê Đạt.

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

TÔI THÍCH VIẾT VỚI CẢM GIÁC CỦA NGƯỜI ĐI DÂY

        SGTT.VN - Mười bốn tuổi, Linda Lê rời Việt Nam đi Pháp. Hai nền văn hoá dung hoà nhau tạo nên tính cách hiền hậu và lối viết đầy đau thương, căng thẳng.
        Cô viết tiểu thuyết đầu tay Un si tendre vampire (Một con ma cà rồng rất dịu dàng) bằng tiếng Pháp, lúc mới 23 tuổi, bằng một giọng văn ảm đạm và độc đáo một cách kỳ dị – giọng văn luôn theo cô suốt các tác phẩm kế tiếp, và Lettre morte (Thư chết – 1999) vọng kính người cha đã mất là tác phẩm đau thương nhất, mê hoặc nhất. Với tiểu thuyết mới ra của cô, Cronos, tấn bi kịch về một nền chuyên chính, Linda Lê biểu lộ một sự hoang dã. Nhưng chất mãnh liệt lâu nay bị kiềm chế trong tác phẩm không hề bộc lộ trong giọng nói hiền dịu, thì thầm của cô.

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

ĐI ĐÀ LẠT

TRẦN ĐỨC TIẾN


          1. Mình đi Đà Lạt có tí việc, từ 26 đến 30-3 mới về.
          Nhớ lần đầu tiên tới đây, xe qua thác Pren, thác Datanla rồi trườn lên đỉnh đèo, Đà Lạt đột ngột hiện ra như trong truyện cổ tích, những mái phố mờ sương phía thung lũng xa.

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

Trần Đức Tiến và cuộc chạy tiếp sức

trên "con đường" đồng thoại

LÊ NHẬT KÝ


        Trần Đức Tiến thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành sau năm 1975, và hiện là một tác giả viết cho thiếu nhi có nhiều thành tựu.
        Truyện thiếu nhi của Trần Đức Tiến chủ yếu được viết theo hai thể: sinh hoạt và đồng thoại. Nói riêng về thể đồng thoại, nhà văn có một lưng vốn kha khá với gần 100 truyện ngắn, trong đó có nhiều truyện được dư luận đánh giá cao như: Đi tìm xứ “Biếu Không”, Cổ tích Chuột, Nhạc sĩ Dế Lửa, Thi sĩ Còng Gió, Chuyện xóm vườn…, và nhất là truyện dài Làm mèo - giải thưởng Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi của nhà xuất bản Kim Đồng (2001-2002).

CÓ TIỀN, CÓ QUYỀN BÓC LỘT

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Tầm lưng lửng chiều, phố vắng, tiếng ông vẳng đến từ xa: bánh tét, bánh tét! Chầm chậm theo chân người đi bộ, tiếng rao to dần: bánh tét nhân đậu mỡ, bánh tét nhân đậu mỡ! Giờ thì ông đã tới ngoài cổng. Tiếng rao chuyển thành lời mời: bánh tét nóng đây, các thầy các cô ơi!

Người Nhật

VŨ DUY CHU


Ô tô, xe máy chạy trên đường
Tivi, máy vi tính, đồng hồ đeo tay…
Và bao nhiêu tiện nghi chúng ta dùng hàng ngày
Được làm ra từ bàn tay người Nhật

TIN THÊM VỀ VỤ PHIM "ĐẠO" TRUYỆN

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Báo Tuổi trẻ ra ngày thứ 5 (24-3-2011) có bài viết Đường kiến có “đạo” Đường kiến? của tác giả Cát Khuê, cho biết thêm một số thông tin về việc có ý kiến cho rằng phim Đường kiến đã “đạo” gần như nguyên xi ý tưởng của truyện ngắn Đường kiến của nhà văn Kinh Dương Vương được viết và in trên tạp chí Văn từ năm 1969. 

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

"CÒN MỘT CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ"...

VĨNH QUYÊN


Mình nghe ca khúc này lần đầu tiên cách đây hơn 30 năm, khi ấy mình nhớ là mới học lớp 11. Lúc ấy chú Bình vừa xuất ngũ sau 11 năm ở chiến trường. Về nhà chưa xin được việc ngay, suốt ngày ông chú nghêu ngao hát vang nhà với cây đàn ghi ta gỗ. Mình và thằng em trai cứ bám ông chú để học lỏm các bài hát. Hồi đó đâu đã có băng, đĩa, sách nhạc như bây giờ.

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

Phim "Đường kiến" đoạt giải Cánh Diều Bạc là món hàng ăn cắp

NGUYỄN TÔN HIỆT


Bài này đăng trên Tiền vệ, dưới đây đã lược bỏ phần ảnh chụp bản in truyện ngắn “Đường kiến” của nhà văn Kinh Dương Vương trên tạp chí VĂN, số 125, ra ngày 1 tháng 3 năm 1969, trang 25-37. Bạn nào cần xem chi tiết, xin mời vào đường link ở cuối bài. (T.Đ.T)
                                                         * * *

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

Về cuốn sách "Những ngã tư và những cột đèn" của Trần Dần

ĐỌC 2/3 CUỐN SÁCH, CŨNG CÓ KHI LÀ CHƯA ĐỌC

TRẦN NHÃ THỤY

                                                                        Sài Gòn, sáng thứ 2 ngày 21 tháng 3 năm 2011
        Chào anh Trần Đức Tiến!
        Sáng nay cà phê trễ. Vẫn hẻm cà phê cũ. Vẫn chỗ ngồi lưng áp tường trái, chân duỗi không bao giờ thoải mái (vì xe ô tô hay ra vào), cổ ngoái ra đường như phải ngóng ai. Chết tiệt. Sáng nay phố lại lả tả lá. Dưới nắng tháng ba. Hầng hầng.
        Hehe. Bắt chước viết một đoạn tả cảnh tả tình cho vui.

THƯ TRẢ LỜI CỦA BCH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

                                 Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2011

        Kính gửi nhà văn Phạm Quang Trung,
        Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã nhận được thư ngỏ của ông trao đổi về tiến độ thực hiện Nghị quyết Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII, trong lĩnh vực "củng cố, kiện toàn các cơ quan xuất bản, báo chí" của Hội. Thay mặt Ban Chấp hành, chúng tôi trân trọng cảm ơn sự quan tâm của ông đối với một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng và bức thiết của Hội.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

BIẾT THÌ THƯA THỐT, KHÔNG BIẾT THÌ...

DƯƠNG DANH DY

        Tình cờ khoảng hơn 10 giờ sáng ngày 16/3/2011, tôi bật TV xem vào đúng lúc mục “Ai là triệu phú” đến câu hỏi cuối. Câu hỏi lấy câu thơ trong bài “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” của nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng Lý Bạch để hỏi người dự thi: “mùa hoa khói là mùa nào trong năm?”. Bạn dự thi có thể do còn trẻ, chưa am hiểu tiếng Trung nên đã trả lời là “mùa thu”. Người dẫn chương trình Lại Văn Sâm - người được một số người cho là “đệ nhất MC” của Việt Nam đã nói: trả lời sai, mây khói là mùa xuân, một cách chơi chữ của người ta! 

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

CHUYẾN ĐI ĐẦU NĂM

TRẦN CHIẾN


        Lâu nay có nhiều tiếng kêu di sản văn hóa dân thiểu số bay nhanh quá, lại có nhiều tiếng la phải giữ lấy những bản sắc ấy. Lần này, ban phóng sự báo tôi bảo nhau làm loạt bài về chuyện này, xin kể ra đây những chuyện “bếp núc” sẽ chả bao giờ được chường lên mặt báo.

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

NHÌN MẶT, TẮT TI VI

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Có lần đến nghỉ ngơi viết lách ở Vũng Tàu, cụ Tô Hoài nhờ mình tìm thợ sửa hộ cái radio bị hỏng, rồi nhân chuyện đài đóm, nhà văn cựu trào ấy thổ lộ: cụ chỉ nghe đài với đọc báo, chứ không bao giờ xem truyền hình. Nói xong cụ tủm tỉm cười. Lúc đầu mình cũng thấy hơi là lạ, nhưng sau lại nghĩ chuyện ấy bình thường. Mỗi người mỗi ý. Mình thì chỉ xem truyền hình với đọc báo, chứ không bao giờ nghe đài.

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

THƯ NGỎ GỬI NHÀ LLPB VĂN HỌC PHẠM QUANG TRUNG

NGUYỄN QUANG THIỀU


Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2011

Kính gửi anh Phạm Quang Trung,

          Tôi xin chân thành cám ơn anh đã gửi thư cho tôi. Vì thư của anh là thư ngỏ và nội dung thư liên quan đến một vấn đề công khai của Hội Nhà văn, đồng thời thư đã được trang mạng Trannhuong.com đăng tải, cho nên tôi cũng nhờ trang mạng Trannhuong.com đưa thư trả lời của tôi lên để anh và những hội viên Hội Nhà văn quan tâm đến nội dung anh đề cập được rõ.

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2011

TÌM MỘT CÁCH KỂ VỀ HIỆN THỰC CUỘC SỐNG

NGUYỄN VINH SƠN (đạo diễn điện ảnh)


          Kết thúc cuộc hội thảo nhân dịp trao giải Cánh diều vàng năm 2011 (giải thưởng hàng năm của Hội Điện ảnh), Nguyễn Vinh Sơn mail ngay cho mình bản tham luận này. Nếu cần phải “phát biểu” với Sơn một câu thì mình sẽ nói: “Tuyệt. Giờ thì tôi sẽ chuẩn bị tâm thế để xem phim Việt Nam”.
                                                                                              T.Đ.T
                                                   

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2011

THƯ NGỎ GỬI NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG THIỀU

PHẠM QUANG TRUNG


                                                                                     Đà Lạt, ngày 12/03/2011

            Kính gửi:  Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Phó chủ tịch Hội - Thành viên Ban Đề án đổi mới các cơ quan báo chí và truyền thông của Hội Nhà văn Việt Nam, khóa VIII.

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

THƯ NGỎ GỬI BAN CHẤP HÀNH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

PHẠM QUANG TRUNG


                                          Đà Lạt, ngày 10/03/2011

Kính gửi: Các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận - phê bình:
- Nhà thơ Hữu Thỉnh  - Chủ tịch Hội                         
- Nhà văn Nguyễn Trí Huân - Phó Chủ tịch Thường trực                        
- Nhà Lý luận phê bình văn chương Lê Quang Trang - Phó Chủ tịch                      
- Nhà văn Nguyễn Quang Thiều - Phó Chủ tịch        
- Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ - UV Ban Thường vụ 
- Nhà văn Khuất Quang Thuỵ - UVBCH - Trưởng Ban Kiểm tra       
- Nhà văn Trần Đức Tiến - UVBCH
- Nhà văn Trung Trung Đỉnh - UVBCH                                 
- Nhà văn Đào Thắng - UVBCH                           
- Nhà văn Võ Thị Xuân Hà - UVBCH                   
- Nhà văn Đình Kính - UVBCH
- Nhà văn Vũ Hồng - UVBCH
- Nhà thơ Nguyễn Hoa - UVBCH
- Nhà thơ Văn Công Hùng - UVBCH         
- Nhà Lý luận Phê bình văn chương Phan Trọng Thưởng - UVBCH.

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

ĐỐI MẶT VỚI TƯƠNG LAI

TẠ DUY ANH


        Do chỗ tôi được mời đọc chọn các sáng tác của những cây bút tuổi thiếu niên trong một cuộc thi, vì thế tôi có điều kiện tiếp cận với suy nghĩ của chúng. Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ, tôi tin những cô, cậu bé ấy không biết “bịa” như người lớn. Chúng nói về tâm tư của chúng.

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011

NẾU CHỈ ĐỌC TÁC PHẨM TRONG NƯỚC thì khó trở thành nhà văn ở Nhật Bản

P.V.


      Sáng 8-3-2011, tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam, đã diễn ra buổi thuyết trình về Văn học đương đại Nhật Bản của nhà văn Masatsugu Ono.

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

PHỤ NỮ NHƯ LÁ BÙA THIÊNG

(Trần Đức Tiến trả lời phỏng vấn báo điện tử TỔ QUỐC)

(Toquoc)- Nhà văn Trần Đức Tiến có rất nhiều trang viết về phụ nữ và sự có mặt của họ đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt trong tác phẩm của ông. Vậy có hay không sự tương đồng giữa người phụ nữ trong văn học và người phụ nữ ngoài đời? Độc giả sẽ tìm thấy câu trả lời qua cuộc trò chuyện của ông với PV báo điện tử Tổ Quốc.