Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

SÀI GÒN BÂY GIỜ

Bs ĐỖ HỒNG NGỌC

Saigon bây giờ không thấy có người đẹp nữa! Xưa ra đường cứ thấy người ta vừa chạy xe vừa… ngoái đầu lại nhìn. Bây giờ ra đường người con gái nào cũng trùm kín mặt, mang vớ dài tay, găng tay kín mít, áo khoác sùm sụp, đầu đội mũ bảo hiểm, chỉ chừa hai con mắt lom lom qua kính bảo hộ… ! Ở trên cao nhìn xuống người người dày đặc, từng luồng từng luồng cuồn cuộn trôi đi, lâu lâu cụng mũ bảo hiểm một cái rồi mạnh ai nấy đi, cứ như đàn kiến. Đi bộ trên đường nhiều khi gặp người chào hỏi thân thiện mà chẳng biết ai là ai, đến lúc như chợt nhớ ra họ mới gỡ khẩu trang cười lỏn lẻn. 

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

NGÀY 30-4-1975 Ở LÀNG MÌNH

TRẦN ĐỨC TIẾN

          Mình thi tốt nghiệp đại học vào cuối tháng 3 năm 1975. Thi xong chuồn về quê nằm nghỉ chờ kết quả. Ngày ấy thông tin không như bây giờ. Làng mình cách Hà Nội trăm cây số là đã như ở hai đầu thế giới rồi. Chỉ có vài ba người có cái đài bán dẫn tự lắp. Báo chí hầu như vắng bóng. Cả tháng trời mình nằm nhà, ngủ chán thì vác cành câu loanh quanh mấy cái ao gần nhà. Đàn ông làng mình quanh năm đi làm ăn xa. Còn đàn bà thì suốt ngày ngoài đồng. Mẹ mình cũng ra đồng. Ban ngày làng xóm vắng tanh vắng ngắt.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

SỨC DÂN CÓ HẠN THÔI, THƯA BỘ TRƯỞNG

NGUYỄN VỸ DU

Ông bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vừa nhậm chức được một thời gian ngắn đã nhìn thấy ngay số tiền hàng ngàn tỉ đồng mà người dân có thể đóng góp vào quỹ bảo trì đường bộ.
Sau đó ông còn nhìn thấy một số tiền lớn khác có thể thu được qua phí hạn chế xe cá nhân, phí hạn chế xe vào khu trung tâm các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

TẢN MẠN CHUYỆN CHIẾC Ô TÔ

(thay thư ngỏ gửi Bộ trưởng họ Đinh)

HÀ PHẠM PHÚ

Một người bạn bảo tôi, nhà văn Chu Lai bức xúc trên báo rằng, có lẽ phải bán ô tô nếu cứ phí nọ chồng lên phí kia, mỗi năm phải chi cả trăm triệu đồng để nuôi nó. Chu Lai là nhà văn “cày sâu cuốc bẫm” vào hàng đầu các nhà văn Việt Nam mà không đủ tiền nuôi ô tô, thì loại tôi làm sao nuôi nổi. Vâng, tôi cũng dành dụm cộng với sự ủng hộ của con cái, mua một chiếc ô tô, dùng được ít năm, chủ yếu để về quê thăm cha mẹ, khi cha mẹ mất thì thăm nom họ hàng, đi lại giỗ tết. Thi thoảng đi công chuyện, du lịch cùng con cháu, bạn bè.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

CHIẾC LÁ NHÚT NHÁT

Truyện thiếu nhi

NGUYỄN HIỆP

MỘT

Trước lễ hội hóa trang, tôi phải thức trắng ba đêm liền, hết đi ra đi vào, hết vỗ trán lại nhíu mày, hàng trăm ý tưởng được đưa ra, cuối cùng tôi mới nghĩ tới hình ảnh “mặt nạ” khổng lồ của mình: Chiếc lá xanh. Tôi nghiền ngẫm cả chồng sách về thuật hóa trang: nào là “Nghệ thuật hóa trang nhập môn”, nào “Nghệ thuật hóa trang phương Tây”, “Nghệ thuật hóa trang phương Đông”, nào “Hóa trang hiện đại”, nào “Những thành tựu hoà lẫn hoàn mỹ”, “Thuật bắt chước”, “Thuật im lặng”... Tôi đã pha hàng trăm lọ màu: xanh, đỏ, tím, vàng, lục, lam, da cam, hồng, nâu, xám, tía… cuối cùng chọn lấy màu xanh lục hay còn gọi là chất diệp lục, cái màu vô cùng quan trọng đối với muôn loài cây cỏ vì sắc màu thân thương ấy thu hút năng lượng ánh sáng mặt trời tạo điều kiện cho cây cỏ phát triển.

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT

MAI THÚC LÂN

Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đã được báo chí nhiều lần lên tiếng và có cả những cuộc hội thảo về vấn đề này. Nhiều ý kiến rất tâm huyết nêu lên tình trạng xô bồ, lộn xộn trong việc nói, viết tiếng Việt hiện nay đồng thời đề cập những giải pháp cụ thể nhằm bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, một vấn đề không mới nhưng rất quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhưng cho đến nay tình hình hầu như vẫn chưa có chuyển biến, thậm chí ngay càng trầm trọng hơn. 

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

PHẢI TRẢ LẠI DANH DỰ CHO TỜ BÁO "VĂN"

LẠI NGUYÊN ÂN


Trong năm 2012 này, cụ thể là đến đầu tháng 4/2012, sẽ là tròn 55 năm kể từ hội nghị thành lập Hội nhà văn Việt Nam, diễn ra trong vài ba ngày đầu tháng 4/1957 tại Câu lạc bộ Đoàn Kết, ngay cạnh sân Nhà hát Lớn Hà Nội.
Trong số những người cầm bút viết văn bằng tiếng Việt, hẳn đã và sẽ có không ít người hoặc ngấm ngầm hoặc công nhiên bày tỏ thái độ không thật sự kính trọng cái tổ chức mà suốt trên nửa thế kỷ tồn tại, tuy số thành viên ngày càng đông đảo, nhưng chưa bao giờ tỏ rõ ra được là một tổ chức độc lập, tự lập của nhà văn Việt Nam. Đây quả là một trong những vấn đề căn bản hiện tại và tương lai của tổ chức này. Song tại đây, xin tạm gác điều vừa nói để nêu một sự kiện thuộc lịch sử Hội nhà văn Việt Nam: vấn đề danh dự của tuần báo “Văn” (1957-1958).

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Triết gia TRẦN ĐỨC THẢO "những ngày ấy"

NGUYỄN ĐÌNH CHÚ


Những ngày ấy, tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội rồi thêm trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, giữa những tên tuổi của các ông trùm văn hoá của đất nước như: Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Nguyễn Mạnh Tường, Cao Xuân Huy, Trương Tửu, Trần Văn Giàu… trong dư luận của giới thức giả, cũng như trong ấn tượng của thế hệ sinh viên Văn - Sử - Địa chúng tôi, giáo sư - triết gia Trần Đức Thảo vẫn là thần tượng số một. Trong các buổi giảng về lịch sử triết học phương Tây trước Mác của triết gia, có một hiện tượng lạ mà hơn nửa thế kỷ qua, làm nghề dạy học, tôi chưa thấy có trường hợp thứ hai.

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Sự cố Đập thủy điện Sông Tranh 2:

Vì an toàn sinh mạng của hàng vạn người dân hạ lưu, kiến nghị Thủ tướng lập tức ra lệnh xả cạn hồ trong suốt thời gian tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục sự cố

Công dân Việt Nam: Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc
(Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh HASCON,
Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh EEI)

Ngày 23 tháng 3 năm 2012, Tiến sỹ Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam (chiếu trên Chương trình thời sự buổi chiều tối của Đài Truyền hình Việt Nam, xem trên Mạng: http://www.tienphong.vn/video-clip/570852/Dap-thuy-dien-song-Tranh-2-van-an-toan-tpot.html), và trả lời Thông tấn xã Việt Nam (đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30179&cn_id=514243), đã tuyên bố: “Trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, tôi có thể khẳng định là Đập vẫn đảm bảo an toàn, kể cả sau khi xảy ra một số trận động đất kích thích thời gian qua tại vị trí xây dựng công trình. Qua kiểm tra, không phát hiện những dấu hiệu bất thường của công trình”.