Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

VỖ TAY

TRẦN ĐỨC TIẾN


          1. Đại hội nhà văn những lần gần đây có món “đặc sản” vỗ tay rất ấn tượng. Đại biểu nào lên đọc tham luận (hoặc phát biểu) mà không hay, không trúng vấn đề đang được đại hội quan tâm là bị nhiều đại biểu khác vỗ tay mời xuống. Có người không tán thành, thậm chí khó chịu vì cái cách bày tỏ thái độ thẳng thừng này, nhưng mình lại thấy được. Thông thường, mỗi đại biểu lên diễn đàn đều được ấn định số thời gian là 10 hay 15 phút gì đó. Nhưng nhiều vị có thói quen nói dài nói dai, nói mà chỉ sợ người nghe không hiểu. Ấy là chưa kể nhiều khi đã dài còn nhạt. Thành thử chỉ được năm, bảy phút là đã bị bên dưới vỗ tay ầm lên rồi. Mình nghĩ: là nhà văn mà nói, hoặc đọc cái mình viết ra đến năm, bảy phút vẫn chưa “lọt” tai người khác thì thôi đi cũng là đích đáng. Thế mà có vị trong bài phát biểu của mình bị vỗ tay năm lần bảy lượt vẫn không chịu rời diễn đàn. Bệnh ham ăn ham nói quả là một thứ bệnh rất khó chữa.

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

CÀNG NHIỀU, CÀNG... BỘN

(Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2)

CƯỜI RUỒI

          Biển Lận là hậu duệ đời thứ chín mươi ba của cụ Biển Thước, có chí hướng theo nghiệp tổ tông, mở phòng mạch tư.
          Một lần, có người đến gõ cửa xin khám bệnh. Biển Lận đon đả mời chào, ngắm nghía bệnh nhân một lát rồi nói:
          - Bệnh ở trong bì phu, chữa dễ ợt.

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC NHÀ VĂN HOÀNG YẾN

Nhà văn Hoàng Yến (15-10-1922), sinh tại Hòa Vang, Quảng Nam  Hội viên sáng lập Hội nhà văn 1957, thân phụ nhà văn HIền Phương, đã trở về nơi vĩnh hằng vào 19 giờ 30 ngày 23 tháng 2 -2012 tức ngày 2 tháng 2 năm Nhâm Thìn tại tư gia ở Tp Hồ Chí Minh.
Hoàng Yến tham gia cách mạng từ 1942, chủ sự phòng tư pháp Công an Trung Bộ. Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) ông đưa gia đình ra khu 4 làm thư ký tòa soạn báo khu 4, thư ký riêng của ông Nguyễn Chí Thanh, chuyển sang sư đoàn 304 tham gia nhiều chiến dịch, kể cả Điện Biên Phủ.

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

NĂM MỚI, NÓI CHUYỆN ĐỔI MỚI TRONG VĂN CHƯƠNG

(Toquoc)- Văn chương không phải là thứ nghệ thuật chạy theo thời sự và thời thượng. Tuy nhiên, trong sự vận động không ngừng của đời sống thì văn chương vẫn đòi hỏi những thay đổi, những cái mới… Nhân dịp đầu năm mới, chúng tôi có dịp trò chuyện với nhà văn Trần Đức Tiến - người vừa được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam quanh chủ đề này.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

THƠ HAY

       Mình không biết làm thơ, hiểu về thơ cũng đại khái. Đọc thơ người khác, thấy hay thì bảo HAY, không hay thì bảo KHÔNG HAY. Thế thôi.
          Trên giá sách của mình có khá nhiều tập thơ, cả thơ trong nước lẫn thơ nước ngoài. Nhưng chỉ có 1 tập lâu lâu lại đem ra đọc lại. Lần nào cũng ngạc nhiên vì đọc hết chữ rồi mới thấy thơ, và thơ HAY. Tập thơ có cái tên là “CÁCH DÙNG”. Tác giả: JIRI KOLAR (Sec hay Slovaki gì đó, sau lưu vong sang Đức và Pháp). Bản dịch ra tiếng Việt của Diễm Châu.
          Chép ra đây mấy bài (vì biết chắc là rất ít người đã đọc).
                                                                                                                  T.Đ.T
                                                                          
                                                               *

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

NGHĨ LĂNG QUĂNG SÁNG CHỦ NHẬT

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Tắc tị. Truyện ngắn tắc, truyện dài tắc, blog cũng tắc luôn. Mở máy ra ở một đoạn viết dở, ra ghế bố nằm suy nghĩ viết tiếp, thế là thiếp đi mất. Giật mình tỉnh dậy, ngơ ngác không biết mình đang ở chỗ nào. Mãi sau nhìn lên cái đồng hồ treo tường, hình chữ nhật, màu đen, mới nhớ ra là mình đang nằm trong phòng khách nhà mình. Mới lưng lửng buổi sáng. Phố rất tĩnh. Lại có cả tiếng gà gáy bên kia đường. Bà xã nằm “nghiên cứu” mấy tờ báo ở phòng dưới. Nắng soi qua cửa sổ sưởi ấm hai ống chân. Kể cũng khoái.