Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

NHỮNG BỨC ẢNH BÁO CHÍ

VŨ DUY CHU


Có những bức ảnh báo chí khi bấm máy người chụp không kịp nghĩ rằng mình đã vô cùng may mắn “chộp” được một khoảnh khắc đáng giá nhất trong sự nghiệp cầm máy và trong dòng chảy của lịch sử. Có thể nói, những bức ảnh như thế đã thay đổi cả thế giới.

NHÀ VĂN TÔ HOÀI VIẾT BÁO, ĐỌC BÁO

TRẦN ĐỨC TIẾN



Nhà văn TÔ HOÀI
          Bước sang năm nay (Tân Mão, 2011), nhà văn Tô Hoài được 92 tuổi trời, tính theo tuổi ta. Trong khoảng 70 năm cầm bút, cứ bình quân 1 năm ông cho ra đời 2 cuốn sách. Ở Việt Nam, ông đang là nhà văn giữ kỷ lục về số đầu sách đã xuất bản, chưa kể những tác phẩm báo chí còn nằm rải rác trên các loại sách báo chưa tập hợp được.
          Tô Hoài viết báo không ít, và cũng không ít bài báo của ông ở dạng bút ký, ghi chép... có giá trị văn học cao và còn lại lâu dài với thời gian (chẳng hạn những bài về phong tục, nếp sống sinh hoạt, chuyện cũ Hà Nội...). Riêng về số lượng chữ nghĩa của mảng báo-văn này, ông cũng đã cho xuất bản khoảng dăm đầu sách. 

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

LÀNG BÊN KIA SÔNG

TRẦN ĐỨC TIẾN


                                                                                                                      nhớ sông quê


          Nguyễn Minh Châu có một cái truyện ngắn mà mình rất thích là truyện “Bến quê”. Truyện này không gây ồn ào như một số truyện khác của ông lúc đương thời, nhưng mình nghĩ nó thuộc loại hay nhất trong số những gì ông để lại. Mà cái ông nhà văn này cũng lạ! Mình có 1 tập truyện ngắn chọn lọc của ông in cách đây vài chục năm, giấy vàng khè, chữ kẽm mòn mất nét, cất cẩn thận trên giá sách, nhưng mỗi lúc cần tìm lại là y như rằng nó biến đi đằng nào.

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

HÔM NAY, CHỦ NHẬT, 12-6...

LẠI BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC GÂY HẤN VỚI VIỆT NAM

Những hình ảnh từ Hà Nội:

Giáo sư Phạm Duy Hiển (bên trái) tham gia đoàn biểu tình

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

NGÀY CHỦ NHẬT, 5-6...

          Ngày chủ nhật, 5-6 vừa qua, cả nghìn người ở 2 trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất nước là Hà Nội và Sài Gòn đã xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, nhân sự kiện 3 tàu hải giám của nước này xâm phạm vùng biển Việt Nam, ngang ngược phá hoại những thiết bị thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 2 của chúng ta.
          Nhiều báo mạng đã kịp thời phản ánh, cập nhật tin tức, hình ảnh cuộc biểu tình ngay trong ngày. “Đả đảo Trung Quốc”, “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, “Trung Hoa vĩ đại, xử sự tầm thường”, “China, hàng xóm to xác, xấu tính”, “Phản đối Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông”, “Công lý và hòa bình trên biển Đông”, “Peace & Respect for Vietnam”… là những khẩu hiệu được hô vang, những biểu ngữ được giương cao trong cuộc xuống đường ngùn ngụt tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc này.
          Vừa trở về từ Hội nghị An ninh Châu Á, tối ngày 5-6, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cũng đã trả lời phỏng vấn của VnExpress.
          Mời mọi người cùng xem một số hình ảnh về cuộc biểu tình và đọc bài trả lời phỏng vấn của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh.

                                                                   *
                                                                *    *

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

MA DẠY BƠI

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Làng tôi có nhiều ao chuôm, nhưng chẳng cái nào giống cái nào. Cái hình vuông, cái hình tròn, có cái không ra vuông không ra tròn. Cái nông choèn cái sâu lút đầu người. Cái thì đặc những bèo, cái không thả bèo nhưng lại cắm nhiều cành tre gai xuống cho cá đẻ, gọi là cành trà. Ao có đường thoát nước ra đồng, ra sông thì nhiều cá trắng (chép, trôi, mè, rói, giếc, thiểu...). Ao quanh năm nước đọng gọi là ao tù, chỉ rặt cá đen (chuối, rô, trê, săn sắt…).
          Cái ao to nhất làng, sạch nhất làng có tên là ao Nông Dân. Còn cái ao nổi tiếng có nhiều ma là ao nhà cô Sự.