Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

PHÁC THẢO BỨC TRANH THỜI SỰ VĂN HỌC

VĂN GIÁ

1. Thời sự văn học đối với đời sống văn học nhà trường 
Như chúng ta đều biết, văn học nhà trường được triển khai trên một bộ phận văn học dân tộc đã tương đối ổn định về mặt giá trị tư tưởng cũng như thẩm mỹ. Các lứa tuổi học sinh được thưởng thức, tìm hiểu các tri thức văn chương, các tác giả và tác phẩm văn chương của một khoảng cách thời gian khá xa so với thì hiện tại, nghĩa là chúng đã thuộc thì quá khứ. Ví dụ, chỉ lấy cái mốc văn học Việt Nam từ sau 1986 đến nay, cái thời điểm “đến nay” cũng đã xa so với thì hiện tại này khoảng chừng vài chục năm có lẻ. Cho nên, có một thực tế diễn ra là, những gì thuộc về nền văn chương đương đại, hiểu theo nghĩa thuộc thì hiện tại, ở đây, bây giờ, có ý nghĩa thời sự, cập nhật thường là nằm ngoài tầm ngắm của văn học nhà trường.

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

TIẾNG TA LANG THANG

TRẦN CHIẾN
(Bản của tác giả gửi TĐT)


Ngôn ngữ chứng tỏ gốc văn hóa của một dân tộc, xem nó dày mỏng đến đâu, “ăn cóp” cái gì của nước người. Căn cứ vào câu này mà nhìn tiếng Việt ta thì phải rất tự ty. Nam Giao Học Tổ là một ông Trung Hoa, có dễ trước khi Sĩ Nhiếp đem chữ Hán sang thì sử chỉ là huyền thoại, truyền thuyết truyền mồm nhau, ông kể khác cụ, truyền từ bố sang con đã thất bản lắm rồi. Có chữ, tức chữ Hán, sau lại có đạo, tức đạo Khổng đạo Phật đạo Lão, mọi thứ được “chỉnh đốn”. Sự học mới cho phép mở ra khoa thi, chọn người tài nói năng, nghĩ ngợi lắm lúc hệt những khuôn mẫu trong sách vở Bắc quốc.

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

GS.TS HOÀNG QUANG THUẬN ĐƯỢC ĐỀ CỬ GIẢI NOBEL VĂN HỌC?

NGUYỄN QUANG A


Có người quen hỏi tôi có biết GS.TS. Hoàng Quang Thuận, Viện trưởng Viện Công nghệ Viễn thông ở thành phố Hồ Chí Minh? Tôi bảo, không quen và cũng chẳng hề nghe về ông ấy hay các công trình khoa học của ông ấy, dẫu viễn thông-công nghệ thông tin là lĩnh vực mà tôi rất quan tâm và để ý theo dõi.
Họ bảo ông ấy được đề cử giải Nobel Văn học đấy! Văn học thì tôi mù tịt, nhưng sao nhà khoa học này lại được đề cử giải Nobel Văn học, tôi hỏi lại. Ông đúng là mù tịt về văn học thật, người kia đáp. Ông ấy là nhà thơ nổi tiếng đấy.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

LỠ MÀ ĐOẠT GIẢI NOBEL?

TRẦN NHÃ THỤY


Nhân vật “hot” nhất trong làng văn tuần này, có lẽ là ông Hoàng Quang Thuận (sinh năm 1953, Hội viên Hội Nhà văn VN năm 2011, hiện là Viện trưởng Viện Công nghệ viễn thông) với hội thảo “Hoàng Quang Thuận với Non thiêng Yên Tử” do Tạp chí Nhà văn (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức (ngày 8/8 tại Hà Nội).

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

TRÚC ĐÃ VIẾT TÊN MÌNH TRÊN CÁT ƯỚT...

NHƯ DÃ QUỲ


Hôm nay Trúc bay về Mỹ. Đầu tháng 8. Trời Đà Nẵng nhiều mây. Nghe bảo đang có áp thấp đâu đó trên biển Đông. Thời tiết kiểu này bay xa chắc mệt. Cầu mong Trúc và hai đứa nhỏ bình an.
Tôi không tiễn Trúc ra sân bay. Tôi luôn sợ không khí biệt ly, dù biệt ly với những người không hẳn là thân thiết, hay biệt ly để đi đâu đó ít hôm rồi về. Huống chi đây là biệt ly với Trúc. Huống chi những chuyến đi của Trúc luôn xa xôi không biết bao giờ trở lại.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

GHI CHÉP MIỀN NAM

TRẦN CHIẾN

Tôi đi miền Nam từ 4-14/7/2012. 11 ngày phẳng phiu, chả có chuyện gì lớn, nhưng nghĩ ngợi, so sánh có khác những lần trước…

Năm ‘86, lần đầu tiên nhìn SG từ máy bay, tôi nghĩ đến hai chữ “vĩ đại”. Kích thước “cái” gì cũng lớn, bể dầu, nhà cửa, đường xá… Bước ra đường Nguyễn Huệ là cảm giác chim chích lạc rừng. Sao có những tấm kính to đến vậy, trong suốt, hẳn phải được vệ sinh kỹ lắm. Nhưng tiếng ồn lập tức đè nén, làm mất mọi cảm giác khác. Sống thế nào được khi ầm ầm đến nửa đêm, được vài tiếng đã lại gầm rú. Và nóng ngột ngạt. Đi ngoài đường chỉ mong mau về nhà chui vào buồng tắm. Nhà cửa khác ngoài Bắc, tiện nghi khu phụ đắt, sang  hơn hẳn. Buồng khách sạn tôi ở bước vào thấy ngay cái toa lét. Quan trọng đến thế ư, cái sự bài tiết, tắm táp?

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

LỜI CẢM ƠN

Truyện ngắn của TRẦN NHÃ THỤY

Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn chị Cả. Đúng theo tinh thần của cái tên, chị luôn là người đọc bản thảo của tôi đầu tiên, phản hồi mau lẹ nhất. Chị Cả với bản tính thẳng thắn của mình đã không nhân nhượng nã cho tôi những phát đau điếng/và tôi hình dung, khi đọc bản thảo của tôi, chị luôn dứ dứ cây kéo trong tay, vừa thấy một chữ thừa thò ra là chị cắt phăng. Nhờ cây kéo sắc của chị mà chữ nghĩa tôi trở nên chỉnh tề, tươm tất hơn. Với năng lượng chữ dồi dào, khả năng diễn đạt tinh tế hiếm có, tôi không hiểu sao chị Cả lại không làm nhà văn, cũng không đầu quân làm biên tập cho một nhà xuất bản nào. Tài năng ấy mà không cống hiến cho văn chương, thật quá lãng phí.

HOA THÁNG 11 VÀ GƯƠNG MẶT TRONG BÓNG TỐI

ĐINH THỊ NHƯ THÚY

1.

Sáng nay mình bỗng thích ngồi nhìn hoài chậu lan tửu bình đang nở hoa tươi tắn trong khu vườn ngoài kia.
Gọi là tửu bình có lẽ vì hình dáng của củ hoa. Mập mạp tròn trĩnh lại eo thắt nhỏ xíu ở giữa, y hệt quả bầu nậm đựng rượu ngày xưa. Mỗi củ hoa là một quả bầu nậm xinh xinh màu ngọc. Từ miệng quả bầu vươn lên những chiếc lá thuôn thuôn có những đường gân xanh kéo dài như nếp gấp. Lá tửu bình không xanh thẫm mà pha chút sắc vàng thành màu xanh đọt chuối, nên lúc nào trông cũng thật non tơ mịn mướt. Khi chồi hoa nứt ra từ hông của quả bầu nậm, thì những chiếc lá bắt đầu có biểu hiện của sự già nua. Những đốm vàng sậm dè dặt xuất hiện rồi dè dặt lan dài theo gân lá.

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

VĂN HỌC CHO THIẾU NHI - BỨC TRANH CHƯA SÁNG

PHAN HUỲNH

Thiếu nhi là lực lượng độc giả thường xuyên và ngày càng đông đảo. Trong khi đó những nhà văn Việt Nam chuyên viết cho thiếu nhi hầu hết lại không sống được bằng tác phẩm của mình, thị trường sách thiếu nhi chủ yếu dành cho các tác phẩm dịch từ nước ngoài. Giữa tháng 5-2012, lần đầu tiên một hội thảo quy tụ nhiều nhà văn tâm huyết viết cho thiếu nhi đã diễn ra tại Biên Hòa - Đồng Nai, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Từ ý kiến những người trong cuộc, nhiều vấn đề bức xúc đã được “mở” ra… 

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

NHÀ THƠ LÊ ĐẠT VÀ TÀI SỬA VĂN

THÀNH TIẾN


Vào quãng năm 2003 - 2004, khi ấy tôi có viết lời bình về bài thơ Lá diêu bông của nhà thơ Hoàng Cầm. Viết xong tôi thấy run run, sợ sợ thế nào ấy. Nhỡ viết mà không đúng, cụ Hoàng Cầm biết được, mắng cho thì chỉ còn cách đào hố chui xuống đất.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

NHÀ VĂN GIÀ VÀ 3 NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐỨC HẠNH

VŨ TỪ TRANG


Nhà văn Lê Bầu
Bạn bè quý nhà văn Lê Bầu, nói vui, ông như cái đầu tàu già nua cũ kỹ, hồng hộc vận hành để kéo hàng chục toa tàu vợ con ốm yếu qua cơn bĩ cực. Tuy cuộc đời văn nghiệp của ông không được mấy suôn sẻ song trời lại phú cho ông điệu cười thật thoải mái. Hình như lúc nào ông cũng cười thoải mái, cho dù đã từng vướng những điều phiền toái nhất...
Nhà văn Lê Bầu sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Nhưng vợ con của ông lại trú ngụ ở Thùng Đấu, xóm ven đô của thành phố Bắc Giang. Cả một thời trẻ cho đến khi nhắm mắt nằm xuống, ông gắn bó với Hà Nội. Giữa phố phường Thủ đô ồn ã, ông lặng lẽ và lọ mọ sống một mình.

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

DẤU VẾT CHIẾN TRANH TRONG TIẾNG VIỆT

GS.TS NGUYỄN ĐỨC DÂN

Ngôn ngữ nào cũng có những từ ngữ quân sự dùng trong đời thường liên quan đến những ẩn dụ chiến tranh. Nhưng tiếng Việt đặc biệt nhiều từ ngữ chiến tranh.

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

SÀI GÒN BÂY GIỜ

Bs ĐỖ HỒNG NGỌC

Saigon bây giờ không thấy có người đẹp nữa! Xưa ra đường cứ thấy người ta vừa chạy xe vừa… ngoái đầu lại nhìn. Bây giờ ra đường người con gái nào cũng trùm kín mặt, mang vớ dài tay, găng tay kín mít, áo khoác sùm sụp, đầu đội mũ bảo hiểm, chỉ chừa hai con mắt lom lom qua kính bảo hộ… ! Ở trên cao nhìn xuống người người dày đặc, từng luồng từng luồng cuồn cuộn trôi đi, lâu lâu cụng mũ bảo hiểm một cái rồi mạnh ai nấy đi, cứ như đàn kiến. Đi bộ trên đường nhiều khi gặp người chào hỏi thân thiện mà chẳng biết ai là ai, đến lúc như chợt nhớ ra họ mới gỡ khẩu trang cười lỏn lẻn. 

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

NGÀY 30-4-1975 Ở LÀNG MÌNH

TRẦN ĐỨC TIẾN

          Mình thi tốt nghiệp đại học vào cuối tháng 3 năm 1975. Thi xong chuồn về quê nằm nghỉ chờ kết quả. Ngày ấy thông tin không như bây giờ. Làng mình cách Hà Nội trăm cây số là đã như ở hai đầu thế giới rồi. Chỉ có vài ba người có cái đài bán dẫn tự lắp. Báo chí hầu như vắng bóng. Cả tháng trời mình nằm nhà, ngủ chán thì vác cành câu loanh quanh mấy cái ao gần nhà. Đàn ông làng mình quanh năm đi làm ăn xa. Còn đàn bà thì suốt ngày ngoài đồng. Mẹ mình cũng ra đồng. Ban ngày làng xóm vắng tanh vắng ngắt.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

SỨC DÂN CÓ HẠN THÔI, THƯA BỘ TRƯỞNG

NGUYỄN VỸ DU

Ông bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vừa nhậm chức được một thời gian ngắn đã nhìn thấy ngay số tiền hàng ngàn tỉ đồng mà người dân có thể đóng góp vào quỹ bảo trì đường bộ.
Sau đó ông còn nhìn thấy một số tiền lớn khác có thể thu được qua phí hạn chế xe cá nhân, phí hạn chế xe vào khu trung tâm các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

TẢN MẠN CHUYỆN CHIẾC Ô TÔ

(thay thư ngỏ gửi Bộ trưởng họ Đinh)

HÀ PHẠM PHÚ

Một người bạn bảo tôi, nhà văn Chu Lai bức xúc trên báo rằng, có lẽ phải bán ô tô nếu cứ phí nọ chồng lên phí kia, mỗi năm phải chi cả trăm triệu đồng để nuôi nó. Chu Lai là nhà văn “cày sâu cuốc bẫm” vào hàng đầu các nhà văn Việt Nam mà không đủ tiền nuôi ô tô, thì loại tôi làm sao nuôi nổi. Vâng, tôi cũng dành dụm cộng với sự ủng hộ của con cái, mua một chiếc ô tô, dùng được ít năm, chủ yếu để về quê thăm cha mẹ, khi cha mẹ mất thì thăm nom họ hàng, đi lại giỗ tết. Thi thoảng đi công chuyện, du lịch cùng con cháu, bạn bè.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

CHIẾC LÁ NHÚT NHÁT

Truyện thiếu nhi

NGUYỄN HIỆP

MỘT

Trước lễ hội hóa trang, tôi phải thức trắng ba đêm liền, hết đi ra đi vào, hết vỗ trán lại nhíu mày, hàng trăm ý tưởng được đưa ra, cuối cùng tôi mới nghĩ tới hình ảnh “mặt nạ” khổng lồ của mình: Chiếc lá xanh. Tôi nghiền ngẫm cả chồng sách về thuật hóa trang: nào là “Nghệ thuật hóa trang nhập môn”, nào “Nghệ thuật hóa trang phương Tây”, “Nghệ thuật hóa trang phương Đông”, nào “Hóa trang hiện đại”, nào “Những thành tựu hoà lẫn hoàn mỹ”, “Thuật bắt chước”, “Thuật im lặng”... Tôi đã pha hàng trăm lọ màu: xanh, đỏ, tím, vàng, lục, lam, da cam, hồng, nâu, xám, tía… cuối cùng chọn lấy màu xanh lục hay còn gọi là chất diệp lục, cái màu vô cùng quan trọng đối với muôn loài cây cỏ vì sắc màu thân thương ấy thu hút năng lượng ánh sáng mặt trời tạo điều kiện cho cây cỏ phát triển.

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT

MAI THÚC LÂN

Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đã được báo chí nhiều lần lên tiếng và có cả những cuộc hội thảo về vấn đề này. Nhiều ý kiến rất tâm huyết nêu lên tình trạng xô bồ, lộn xộn trong việc nói, viết tiếng Việt hiện nay đồng thời đề cập những giải pháp cụ thể nhằm bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, một vấn đề không mới nhưng rất quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhưng cho đến nay tình hình hầu như vẫn chưa có chuyển biến, thậm chí ngay càng trầm trọng hơn. 

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

PHẢI TRẢ LẠI DANH DỰ CHO TỜ BÁO "VĂN"

LẠI NGUYÊN ÂN


Trong năm 2012 này, cụ thể là đến đầu tháng 4/2012, sẽ là tròn 55 năm kể từ hội nghị thành lập Hội nhà văn Việt Nam, diễn ra trong vài ba ngày đầu tháng 4/1957 tại Câu lạc bộ Đoàn Kết, ngay cạnh sân Nhà hát Lớn Hà Nội.
Trong số những người cầm bút viết văn bằng tiếng Việt, hẳn đã và sẽ có không ít người hoặc ngấm ngầm hoặc công nhiên bày tỏ thái độ không thật sự kính trọng cái tổ chức mà suốt trên nửa thế kỷ tồn tại, tuy số thành viên ngày càng đông đảo, nhưng chưa bao giờ tỏ rõ ra được là một tổ chức độc lập, tự lập của nhà văn Việt Nam. Đây quả là một trong những vấn đề căn bản hiện tại và tương lai của tổ chức này. Song tại đây, xin tạm gác điều vừa nói để nêu một sự kiện thuộc lịch sử Hội nhà văn Việt Nam: vấn đề danh dự của tuần báo “Văn” (1957-1958).

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Triết gia TRẦN ĐỨC THẢO "những ngày ấy"

NGUYỄN ĐÌNH CHÚ


Những ngày ấy, tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội rồi thêm trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, giữa những tên tuổi của các ông trùm văn hoá của đất nước như: Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Nguyễn Mạnh Tường, Cao Xuân Huy, Trương Tửu, Trần Văn Giàu… trong dư luận của giới thức giả, cũng như trong ấn tượng của thế hệ sinh viên Văn - Sử - Địa chúng tôi, giáo sư - triết gia Trần Đức Thảo vẫn là thần tượng số một. Trong các buổi giảng về lịch sử triết học phương Tây trước Mác của triết gia, có một hiện tượng lạ mà hơn nửa thế kỷ qua, làm nghề dạy học, tôi chưa thấy có trường hợp thứ hai.

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Sự cố Đập thủy điện Sông Tranh 2:

Vì an toàn sinh mạng của hàng vạn người dân hạ lưu, kiến nghị Thủ tướng lập tức ra lệnh xả cạn hồ trong suốt thời gian tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục sự cố

Công dân Việt Nam: Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc
(Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh HASCON,
Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh EEI)

Ngày 23 tháng 3 năm 2012, Tiến sỹ Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam (chiếu trên Chương trình thời sự buổi chiều tối của Đài Truyền hình Việt Nam, xem trên Mạng: http://www.tienphong.vn/video-clip/570852/Dap-thuy-dien-song-Tranh-2-van-an-toan-tpot.html), và trả lời Thông tấn xã Việt Nam (đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30179&cn_id=514243), đã tuyên bố: “Trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, tôi có thể khẳng định là Đập vẫn đảm bảo an toàn, kể cả sau khi xảy ra một số trận động đất kích thích thời gian qua tại vị trí xây dựng công trình. Qua kiểm tra, không phát hiện những dấu hiệu bất thường của công trình”.

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

"SỰ GIÀU CÓ KHÔNG SINH RA VĂN HÓA"

VIÊN THÔNG (thực hiện)


Tiến sĩ Lê Kiên Thành, người sáng lập Ngân hàng Techcombank chia sẻ góc nhìn về câu chuyện nhà giàu và hiện tượng phô trương, khoe của.
Là con trai của cố Tổng bí thư Lê Duẩn, Tiến sĩ vật lý Lê Kiên Thành được biết đến như người sáng lập ra ngân hàng Techcombank, rồi rời khỏi ngân hàng. Ông Thành hiện là chủ doanh nghiệp tư nhân Thái Minh, và là thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Tiến sĩ Lê Kiên Thành chia sẻ góc nhìn khá thú vị về mối liên hệ giữa văn hóa và sự giàu có từ những vụ phô trương, khoe của thời gian gần đây.

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

VỀ NHỮNG ĐỈNH CAO VĂN HỌC

NHÃ THUYÊN


Làm nên một nền văn học phát triển, phải có vô số những tác giả, phần nhiều trong số họ không được biết tới ở ngoài biên giới, một phần trong số họ mãi mãi im lặng, và chưa hẳn họ ít quan trọng hơn các nhân vật tiếng tăm trong một sự phát triển chung, thậm chí, phải tính đến cả một nền văn học vô danh vẫn chảy sâu trong lịch sử nhân loại từ quá khứ tới hiện tại.

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Dịch giả Dương Tường: DỪNG LÀ CHẾT

THỦY LÊ (thực hiện)

Nhà thơ, dịch giả Dương Tường
Nếu chừng nào mệt mỏi, vì một sức ì nào đó, ở vào độ tuổi lẽ ra chưa được nghĩ đến chuyện dừng nghỉ, có lẽ bạn nên gặp một người như Dương Tường. Để nghe ông “ngoan cố” nói về cách ông không bao giờ chịu dừng lại, hay nói cách khác, không “chết chịu” – như tên một bản dịch của ông. Chừng nào trời còn cho sống.
Bằng chứng là ở tuổi 80, ông vừa hoàn thành một bản dịch được coi là “khó nhằn” trong kho tàng văn chương nhân loại và ngay sau đó, lại tiếp tục bắt tay dịch cùng lúc hai đỉnh cao văn chương khác.
Dương Tường trở lại, chưa bao giờ với những bản dịch nhỏ xinh mà lúc nào cũng đồ sộ về tầm vóc. Lần này là “Lolita” – một tác phẩm được giới làm sách nước ta bấy lâu “săn lùng ráo riết” và với Dương Tường, nó còn là một “ấp ủ bấy lâu”.


Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

LOLITA tiếng Việt có gây cuồng phong?

TOAN TOAN

“Tôi nghĩ nếu bản dịch Lolita của Dương Tường mà không tạo được cơn cuồng phong trong giới xuất bản Việt Nam trong những ngày tới, đặc biệt trong Hội sách ở T.P Hồ Chí Minh, chỉ có thể trách độc giả Việt Nam mà thôi”.
Dịch giả Phạm Anh Tuấn phát biểu như vậy với tư cách diễn giả trong buổi lễ ra mắt Lolita chiều qua.

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

MÌNH CHẲNG LÀ MÌNH

(Thư giãn)

CƯỜI RUỒI

          Anh chàng nọ vốn tính trăng hoa, đã thế còn sinh tật: mỗi khi nằm bên vợ lại tơ tưởng lăng nhăng, lấy ngón tay lẩn mẩn viết chữ lên lưng vợ. Chị vợ thấy nhồn nhột, là lạ, bèn hỏi:
          - Viết gì thế?
          Chồng đáp bừa:
          - Anh viết chữ “mình”.
          - “Mình” là nghĩa làm sao?
          - Nghĩa là anh yêu mình, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến mình…

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Hỏi tuổi người gặp nạn để... đánh đề

LÊ GIANG


Dường như vụ tai nạn giao thông nào cũng tập trung rất nhiều người hiếu kỳ đến theo dõi vụ việc, bàn tán.
Trong số những người cố gắng chen chúc, xô đẩy để vào được đến hiện trường ấy, có không ít người vào nhìn biển số xe, hỏi xem tuổi của người bị tai nạn để... đánh số đề. Đó là sự vô cảm với nỗi đau của đồng loại.
 

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

CÁI TINH THẦN ĐẶC BIỆT CỦA TIẾNG VIỆT

Bs NGUYỄN HY VỌNG

Theo các nhà ngữ học thì tiếng Mỹ là thứ tiếng nói vay mượn rất nhiều từ ngữ của các tiếng khác trên khắp thế giới, vì vậy mà nó rất dồi dào và sống động, nó là tiếng nói số một của loài người hiện nay.
    Theo tôi thì tiếng Việt cũng không thua kém chi.

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

CÓ GÌ MỚI KHÔNG?

(Thư giãn)

CƯỜI RUỒI

          Anh nọ mỗi lần giáp mặt cấp trên thì khúm na khúm núm, gọi dạ bảo vâng. Ấy thế nhưng khi gặp người bằng vai phải lứa với mình thì lại giả bộ vồn vã, sống sượng y như… cấp trên gặp cấp dưới.

Thể lệ CUỘC VẬN ĐỘNG SÁNG TÁC CHO THIẾU NHI 2011-2012

Với mong muốn có nhiều sách hay sách tốt cho trẻ em trong những năm đầu thế kỷ XXI, và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các em trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, Hội Nhà văn Đan Mạch và Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp tổ chức Cuộc vận động sáng tác năm 2011-2012.

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

SAO LẠI THẾ NÀY?

BÙI NGỌC MINH

       Trong chương trình "Ai là triệu phú"  phát trên VTV3 lần đầu tiên vào 20h ngày 6 tháng 3 năm 2012, phát lại lần thứ nhất vào 8h 50 ngày 7 tháng 2 năm 2012, lần thứ hai vào 16h10 cùng ngày, người dẫn chương trình, ông Trưởng ban VTV3  Lại Văn Sâm hỏi một cặp chơi (một đôi nam nữ đang sống và làm việc tại thủ đô Hà Nội, tôi không muốn nhắc lại tên vì làm như vậy là xúc phạm họ) về cá tính sở thích của hai người chơi. Sau khi nghe họ trả lời đại ý rất hợp nhau, Lại Văn Sâm liền bình luận tỉnh bơ rằng: “Quả là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” (Trâu tìm trâu, ngựa tìm ngựa) (!).

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

VÍ VON

(Thư giãn)

CƯỜI RUỒI

          Ông nọ vớ phải bà vợ già, nên luôn tìm cách trốn đi… “ăn phở”. Mỗi lần như vậy lại đắc ý về khoe với bạn bè. Không kể lể dài dòng, chỉ thì thầm vào tai bạn mấy câu rồi rụt đầu tặc lưỡi:
          - Trắng như ngó cần!
          - Ngon như khúc giò!
          - Thơm như múi mít!
          Vân vân…

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

CÒN MỘT LOẠI NỮA...

(Truyện vui, nhân ngày 8-3)

CƯỜI RUỒI


          Ba ông bạn thân rủ nhau ra quán bia. Chuyện cà kê hồi lâu, bỗng chuyển đề tài sang phụ nữ.
          Ông thứ nhất phát biểu:
          - Trên đời này có nhiều loại phụ nữ lắm.
          Ông thứ hai thêm:
          - Mà hình như loại nào cũng tuyệt.

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

BA TIẾNG CHUÔNG

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Ông đứng khiêm tốn phía sau dàn nhạc, trong một góc hơi tối, nhưng vẫn giữ tư thế đĩnh đạc của một nhạc công già. Mái tóc thưa thớt bạc trắng chải lật ra sau. Bộ ria vểnh lên oai phong. Tóm lại, từ bộ quần áo đến dáng đứng, nét mặt, đều toát lên vẻ kiêu hãnh của một người biết rõ vị trí không thể thiếu của mình trong dàn nhạc.

Mấy hình ảnh về Tây Nguyên

Mình vừa cùng mấy người bạn làm một cuộc xê dịch mini lên miền Thượng. Trong tử vi của mình, ở cung Di có Thiên mã đóng, nhưng lại bị Triệt. Xuất ngoại cực kỳ khó khăn, đành cưỡi con ngựa què đi loanh quanh trong nước vậy. Ông bạn đồng hành với mình đùa: ở tuổi bọn mình, cũng phải dành thời gian đi thăm thú đất nước một tẹo! Ừ thì đi. Ưu tiên trước cho những nơi chưa từng đặt chân tới lần nào…
                                                                                                 T.Đ.T 

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

VỖ TAY

TRẦN ĐỨC TIẾN


          1. Đại hội nhà văn những lần gần đây có món “đặc sản” vỗ tay rất ấn tượng. Đại biểu nào lên đọc tham luận (hoặc phát biểu) mà không hay, không trúng vấn đề đang được đại hội quan tâm là bị nhiều đại biểu khác vỗ tay mời xuống. Có người không tán thành, thậm chí khó chịu vì cái cách bày tỏ thái độ thẳng thừng này, nhưng mình lại thấy được. Thông thường, mỗi đại biểu lên diễn đàn đều được ấn định số thời gian là 10 hay 15 phút gì đó. Nhưng nhiều vị có thói quen nói dài nói dai, nói mà chỉ sợ người nghe không hiểu. Ấy là chưa kể nhiều khi đã dài còn nhạt. Thành thử chỉ được năm, bảy phút là đã bị bên dưới vỗ tay ầm lên rồi. Mình nghĩ: là nhà văn mà nói, hoặc đọc cái mình viết ra đến năm, bảy phút vẫn chưa “lọt” tai người khác thì thôi đi cũng là đích đáng. Thế mà có vị trong bài phát biểu của mình bị vỗ tay năm lần bảy lượt vẫn không chịu rời diễn đàn. Bệnh ham ăn ham nói quả là một thứ bệnh rất khó chữa.

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

CÀNG NHIỀU, CÀNG... BỘN

(Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2)

CƯỜI RUỒI

          Biển Lận là hậu duệ đời thứ chín mươi ba của cụ Biển Thước, có chí hướng theo nghiệp tổ tông, mở phòng mạch tư.
          Một lần, có người đến gõ cửa xin khám bệnh. Biển Lận đon đả mời chào, ngắm nghía bệnh nhân một lát rồi nói:
          - Bệnh ở trong bì phu, chữa dễ ợt.

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC NHÀ VĂN HOÀNG YẾN

Nhà văn Hoàng Yến (15-10-1922), sinh tại Hòa Vang, Quảng Nam  Hội viên sáng lập Hội nhà văn 1957, thân phụ nhà văn HIền Phương, đã trở về nơi vĩnh hằng vào 19 giờ 30 ngày 23 tháng 2 -2012 tức ngày 2 tháng 2 năm Nhâm Thìn tại tư gia ở Tp Hồ Chí Minh.
Hoàng Yến tham gia cách mạng từ 1942, chủ sự phòng tư pháp Công an Trung Bộ. Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) ông đưa gia đình ra khu 4 làm thư ký tòa soạn báo khu 4, thư ký riêng của ông Nguyễn Chí Thanh, chuyển sang sư đoàn 304 tham gia nhiều chiến dịch, kể cả Điện Biên Phủ.

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

NĂM MỚI, NÓI CHUYỆN ĐỔI MỚI TRONG VĂN CHƯƠNG

(Toquoc)- Văn chương không phải là thứ nghệ thuật chạy theo thời sự và thời thượng. Tuy nhiên, trong sự vận động không ngừng của đời sống thì văn chương vẫn đòi hỏi những thay đổi, những cái mới… Nhân dịp đầu năm mới, chúng tôi có dịp trò chuyện với nhà văn Trần Đức Tiến - người vừa được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam quanh chủ đề này.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

THƠ HAY

       Mình không biết làm thơ, hiểu về thơ cũng đại khái. Đọc thơ người khác, thấy hay thì bảo HAY, không hay thì bảo KHÔNG HAY. Thế thôi.
          Trên giá sách của mình có khá nhiều tập thơ, cả thơ trong nước lẫn thơ nước ngoài. Nhưng chỉ có 1 tập lâu lâu lại đem ra đọc lại. Lần nào cũng ngạc nhiên vì đọc hết chữ rồi mới thấy thơ, và thơ HAY. Tập thơ có cái tên là “CÁCH DÙNG”. Tác giả: JIRI KOLAR (Sec hay Slovaki gì đó, sau lưu vong sang Đức và Pháp). Bản dịch ra tiếng Việt của Diễm Châu.
          Chép ra đây mấy bài (vì biết chắc là rất ít người đã đọc).
                                                                                                                  T.Đ.T
                                                                          
                                                               *

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

NGHĨ LĂNG QUĂNG SÁNG CHỦ NHẬT

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Tắc tị. Truyện ngắn tắc, truyện dài tắc, blog cũng tắc luôn. Mở máy ra ở một đoạn viết dở, ra ghế bố nằm suy nghĩ viết tiếp, thế là thiếp đi mất. Giật mình tỉnh dậy, ngơ ngác không biết mình đang ở chỗ nào. Mãi sau nhìn lên cái đồng hồ treo tường, hình chữ nhật, màu đen, mới nhớ ra là mình đang nằm trong phòng khách nhà mình. Mới lưng lửng buổi sáng. Phố rất tĩnh. Lại có cả tiếng gà gáy bên kia đường. Bà xã nằm “nghiên cứu” mấy tờ báo ở phòng dưới. Nắng soi qua cửa sổ sưởi ấm hai ống chân. Kể cũng khoái.

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

CHÉN TRÀ

CAO HUY THUẦN

    Đầu năm mới, đọc được bài này của giáo sư Cao Huy Thuần, thấy vô cùng thú vị và sảng khoái. Hệt như vừa trải qua một cuộc trà đạo (dù chưa từng bày ra và cũng chưa được ai mời). Đưa lên đây để mọi người cùng thong thả nhấm nháp.
                                                                                             T.Đ.T.

    Buổi sáng yên tĩnh, tôi ngồi với chén trà, đọc một trang trà đạo. Trang sách dẫn tôi vào một trà thất truyền thống cạnh một ngôi chùa nhỏ bên xứ Phù Tang.
    Đường vào trà thất là một lối đi nhỏ, thoai thoải uốn khúc giữa một khu vườn, trước mặt là đồi núi. Khu vườn xinh xắn, đơn giản. Một dòng nước róc rách chảy ngược chân khách, rêu phủ trên đá, hoa dại lác đác mọc ven bờ.

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

CUỐI NĂM RA HIỆU SÁCH

TRẦN ĐỨC TIẾN

          Thật ra thì chẳng phải cuối năm mình mới ra hiệu sách. Trong năm, thỉnh thoảng vẫn ghé những chỗ bán sách quen, thích thì mua vài quyển, không thích đứng xem cũng thư giãn phết. Lần này rẽ vào C, ngoài xem sách còn muốn thăm ông chủ - một người quen đã nhiều năm. Mấy năm trước hiệu sách của C còn khá khiêm tốn với 1 gian hàng bán chủ yếu là sách cũ với sách giáo khoa, giờ chuyển sang chỗ mới, rộng rãi hơn nhiều, còn lắp cả máy lạnh, và sách nhiều chẳng thua kém bất kỳ hiệu sách lớn nào trong thành phố.

VỤ CƯỠNG CHẾ ĐẤT ĐAI Ở TIÊN LÃNG -

giọt nước tràn ly

NGUYỄN VŨ TIỀM


Nhiều năm qua, tôi chứng kiến ở nhiều nơi và nghe kể về những vụ nông dân bị mất đất, đi khiếu kiện, cùng những vụ cưỡng chế… rất đau lòng. Lắng nghe người dân phản ánh thì đa số những cuộc thu hồi đất đai, những quan chức liên quan đều có những món lợi riêng không nhỏ chờ sẵn. Hộ nông dân được đền bù một số tiền, họ chi tiêu vung phí chả mấy mà trắng tay, con em họ phải ra thành phố làm thuê với giá rẻ mạt. Họ bị đẩy vào bế tắc cùng cực không lối thoát. Quan chức thì giàu lên rất nhanh. Thì cứ nhìn vào các quan chức mà xem, lương tháng họ được bao nhiêu mà cửa nhà xe cộ đất đai, mua sắm đủ thứ … Bao nhiêu lần Đảng và Nhà Nước kêu gọi kê khai tài sản nhưng có triển khai được đâu.
Vụ Tiên Lãng là trường hợp “giọt nước tràn ly”, một tổn thất lớn.
Tôi cảm xúc viết mấy dòng lục bát quê mùa, năm hết Tết đến xin chia sẻ với bà con nông dân trong vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng. Viết đến đây mà rơi nước mắt nghĩ đến những người không có Tết.