Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

LÀM LUẬT

TẠ DUY ANH


       Tôi có việc phải đi nhờ xe của đứa cháu họ xa gọi bằng cậu. Nó chuyên chở hàng thuê và tuy còn ít tuổi nhưng đã thông thạo nhiều mánh lới ở đời. Tuy thế khi thấy xe cứ liên tục phải dừng trong khi mặt nó cứ tỉnh bơ chờ ông phụ nhảy xuống nhảy lên thì tôi tò mò hỏi:
- Có chuyện gì thế?

ĐOẢN VĂN CUỐI TUẦN - 5

TRẦN ĐỨC TIẾN


THẬT VÀ GIẢ

          Thời buổi này cái gì người ta cũng có thể làm giả y như thật. Hàng giả, tiền giả, thuốc chữa bệnh giả, đồ ăn thức uống cũng giả nốt. Trong số những bàn tay hành khất chìa ra kia, liệu có bao nhiêu bàn tay thực sự khốn cùng?

NẶNG NHẸ MIẾNG ĂN

TRẦN CHIẾN


Dạo sửa nhà, tôi phải ra ngoài ăn bụi mấy tháng, lấy làm cực lắm. Chả vệ sinh, chắc chắn thế, lại chen chúc duỗi chân duỗi tay không được. Ớt sẵn, nhưng một phần tám quả chanh như trong hàng phở thì đừng mơ. Có ông lão về hưu cãi nhau với vợ, đưa cả tháng lương cho hàng cơm, chan thật nhiều mắm vào bát nước rau lấy đạm, cám cảnh lắm. Đồng hương xe ôm đãi nhau thì thôi rồi, đôi chén tình làng nghĩa xóm đã dậy mùi ra gì. Vừa ăn vừa nghe, ngắm, lắm lúc nổi lên những cơn cớ rất khó “gọi” ra.

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

ĐỒNG HỒ SINH HỌC

TRẦN ĐỨC TIẾN

          Đầu năm 1986, anh T đi Liên Xô về, cho mình quà là một chiếc đồng hồ để bàn. Chiếc đồng hồ vỏ nhựa màu đỏ, có chuông báo thức hẳn hoi. Sau này nghe nói bên ấy người ta chế ra loại đồng hồ này chủ yếu dành cho trẻ con, để chúng thoải mái tháo ra lắp vào, làm quen với cơ khí. Tức là giá trị của nó không cao. Chẳng biết có đúng không, nhưng với bọn mình lúc bấy giờ - lũ công chức độc thân sống trong khu tập thể giữa thời bao cấp - có một cái đồng hồ báo thức để đầu giường là oách lắm.

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

SÂU MỌT VÀ GIÒI BỌ

TẠ DUY ANH

Chuyện như đùa nhưng lại là sự thật trăm phần trăm. Một tờ báo nọ có đăng bài nhàn đàm về tham nhũng. Sau khi báo ra, Tổng biên tập liền nhận được thư và điện thoại, trước thì dọa nạt, sau nhũn nhặn xin góp ý về những cặp từ cần thay. Cuối cùng thì mọi ý kiến đều toát lên ý sau đây: gọi bọn tham nhũng là sâu mọt thì được chứ ví họ như giòi bọ là quá lời! 

MÙI ĐỒNG QUÊ

NGUYỄN HIỆP

        Muốn sang thì lên Đà Lạt
          Muốn hốt bạc thì về Bình Tuy
          Bình Tuy có cá Lagi
          Phong Điền có gạo
          Cù Mi có gừng…

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nhà văn VN

          Hội nghị BCH Hội Nhà văn VN lần thứ 3 khoá VIII (2010-2015) sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 8 đến 11-1-2011.
          Theo dự kiến, hội nghị lần này sẽ thảo luận và quyết định một số vấn đề về nhân sự các cơ quan cấp 2 của Hội; về đề án đổi mới công tác báo chí và xuất bản; đề án xây dựng Chi hội nhà văn; giải thưởng của Hội năm 2010 và kết nạp hội viên mới...

                                                                                                                        T.Đ.T
        

Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010

Lục bát HOA NGHIÊM

miên di


Nụ hiền minh

Đời đi
một chuyến buồn vui
vô thường nửa đoạn
phỉ phui mấy lường
xuôi buồn phổ độ bình thường
nghiêng vô vi lắng đoạn trường vo viên
còn vui trải giấc xuống triền cong lên thắp ngã, khởi niềm từ bi

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010

Chùm thơ TRẦN HOÀNG VY

TRẦN HOÀNG VY


Cỏ đường trăng

Hôm xưa, lạc lối
Cỏ về.
Sương giăng ngả ngớn,
Trăng kề môi cau.
Hình như có lá trầu
Đau !
Phập phồng cỏ rối,
Bạc màu mây, trăng.
Tình như tơ nhện
Vừa giăng.
Liềm trăng người cứa
Dùng dằng cỏ may…

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010

ĐOẢN VĂN CUỐI TUẦN - 4

TRẦN ĐỨC TIẾN

MƠ ƯỚC ĐẦU NĂM

          Chiều cuối năm. Quán bia hơi bình dân. Những ly bia mát lạnh, trào bọt trắng. Nào, xin mời! Năm cũ sắp qua rồi. Chúc mừng năm mới! Quay đi quay lại tụi mình đã trên dưới năm mươi cả rồi đấy nhỉ? Mọi chuyện trên đời coi như ổn. Có ai còn vương vấn điều gì không, đề nghị giơ tay lên?

CỬA KHẨU TÂN THANH lan man ký


VŨ DUY CHU

          Chúng tôi đến cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn tầm 4 giờ chiều nên “Thiên đường mua sắm” này đã vãn người. Tuy thế khu vực chợ Trung tâm nhiều cửa hàng bán quần áo, dày dép, túi xách, điện máy, đồ chơi trẻ em vẫn còn mở cửa. Tôi nhìn sang phía Trung Quốc: Một khu nhà đồ sộ sắp hoàn tất, như một quả núi, chính diện cửa khẩu, chắn trọn tầm mắt. Tôi ước lượng tòa nhà ấy cách chỗ tôi đứng chừng 400 m là cùng.     

ĐẠI ĐỒNG

TRẦN CHIẾN

          Khi tôi đến, “câu lạc bộ” Cây Si đang vào tuần thứ ba, không khí có vẻ trầm lặng. Trên đầu cả nhóm, những chùm rễ si lưa thưa đang ngả sang trăng trắng đung đưa rất khẽ. Lạ nhỉ, có nhẽ nào trời ẩm ướt sắp đổ mưa lại là cái lý để dân nhậu phải lặng lẽ.

Thơ TRẦN NGỌC TUẤN

TRẦN NGỌC TUẤN

Ngộ

Núi tự núi, sông tự sông
Mùa xuân miên viễn cõi lòng vô biên
Hốt nhiên gặp ánh mắt thiền
Chân tâm bừng ngộ giữa miền vô ngôn

Diễn từ Nobel

VINH DANH VIỆC ĐỌC VÀ VĂN CHƯƠNG

Mario Vargas Llosa

Phạm Nguyên Trường (dịch)


           Văn chương là hình ảnh không thật về cuộc đời, nhưng nó lại giúp ta hiểu cuộc đời một cách tốt hơn, giúp ta định hướng trong cái mê hồn trận nơi ta ra đời, ta đi qua và chết. Nó bù đắp những nghịch cảnh và thất vọng mà cuộc đời thực giáng xuống đầu ta, nhờ văn chương mà chúng ta có thể giải mã được - ít nhất là phần nào - cái bí ấn mà tuyệt đại đa số vẫn mường tượng mỗi khi nghĩ vể cuộc sinh tồn của chúng ta, trước hết là đối với những người cảm luôn thấy nghi ngờ nhiều hơn là tin tưởng, những người công nhận rằng chúng cảm thấy bối rối trước những câu hỏi như sự siêu nghiệm, số phận của cá nhân và của cả cộng đồng, tâm hồn, lịch sử có ý nghĩa hay là chẳng có ý nghĩa gì, kiến thức có ích hay có hại.
                                                                *
                                                             *    *

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

QUÁN TRẦM

TRẦN ĐỨC TIẾN

          Độ này mình hay cà phê quán Trầm.
          Cà phê ở Vũng Tàu thì mênh mông. Mật độ quán cà phê có lẽ vào loại dày nhất nước. Dọc con đường Hạ Long ôm vòng Núi Nhỏ Núi Lớn san sát quán cà phê. Những quán này nằm trên sườn núi, chỗ ngồi đẹp nhưng cà phê thường không ngon. Trong phố, có những quán cà phê vườn rộng cả trăm người ngồi - cà phê Hà Nội hay cà phê Sài Gòn nhìn thấy chỉ có nước khóc thét. “Bãi” cà phê trước khách sạn Pacific tương đương như bãi bia hơi Hà Nội, cà phê ngon cực, nhưng ngồi ở đấy như ngồi giữa chợ, chẳng chuyện trò gì ra hồn. 

CHÙM THƠ CAO BẰNG

VŨ DUY CHU

Cao Bằng

Sông Bằng lạnh buốt chiều đông
Núi co ro thấp, mây chồng thâm u
Môi hồng ấm gió, hình như…
Nụ đào sơn cước, tương tư Cao Bằng

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

NẮNG THÁNG CHẠP

NGUYỄN HIỆP

Nắng như là không nắng. Chút vàng vàng âm ấm lóe lên giữa trưa đứng bóng rồi thôi. Còn lại là không gian hanh hao nhợt lạnh se se mù mù, cái nắng của ngày cùng tháng tận. Ấy vậy mà nắng tháng chạp là thứ thôi thúc, dằn vặt, đem đến cho con người nhiều tâm trạng nao lòng rối trí nhất.

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

CHÍN BỎ LÀM MƯỜI

TRẦN CHIẾN
         
          Quán Lê Thạch không nổi tiếng, dân nhậu chả mấy người  đến nhâm nhi, chỉ được cái tiện cho khách ở xa về vì ngay Bờ Hồ và cũng tươm tất. Tối ấy lại có gió, chưa phải heo may nhưng đủ man mát để người phương Nam ra suýt soa thú vị. Thú vị nữa là ngồi ngoài trời rất thoáng, đèn sáng vừa đủ, tiếng ồn ngoài hồ lọt đến không chát chúa, cho câu chuyện chậm rãi rơi từng giọt. 

NỊNH THẦN, NGƯƠI LÀ AI?

TẠ DUY ANH

      Chẳng khó khăn gì để dẫn ra hàng chục triều đại trong lịch sử, cả ph­ương Đông lẫn phư­ơng Tây, bị sụp đổ mà nguyên nhân do nịnh thần. Cũng không khó khăn gì khi vẽ chân dung một kẻ nịnh thần. Tr­ước hết đấy là một kẻ bất tài, khiếm khuyết về mặt nhân cách, coi nói dối và nghệ thuật nói dối nh­ư là ph­ương thức tốt nhất để tồn tại và tiến thân. Kẻ nịnh thần thư­ờng để lộ ra những mặt hèn kém nhất của mình và đôi khi tận dụng luôn cả nỗi xấu hổ này như­ một sở tr­ường. Hình ảnh có thể đem ra so sánh là con l­ợn, con giun, con bọ hung... Và vì thế, xét ở khía cạnh con ngư­ời với nhau thì kẻ nịnh thần là kẻ đáng th­ương hại.

Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2010

HÀ NỘI NHÌN TỪ NHÀ QUÊ

TRẦN CHIẾN

Ngôi nhà tạm
              Phố Hà Nội - Tranh của Bùi Xuân Phái
Tôi thường có ý nghĩ “thương” Hà Nội, nhất là khi ra đường. Thành phố gì mà chen chúc, nhem nhếch, vứt rác ra đường, đang đi gặp người quen đứng lại nói chuyện cản trở giao thông... đều hồn nhiên. Quê quá. Đúng là quê chứ gì, người đô thị mà ai cũng “có ngón chân cái còn dính bùn”, nói như nhà văn Nguyễn Khải. Nghĩ vậy rồi tìm hiểu thêm, càng tâm đắc với những “khái quát” của riêng mình và chả phải của mình.

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

ĐOẢN VĂN CUỐI TUẦN - 3

TRẦN ĐỨC TIẾN

THÁNG NGÀY THONG THẢ

          Anh hẹn Phương: thứ ba anh sẽ lên nhà chơi. Thứ ba, thứ ba! Tại sao lại thứ ba mà không phải là thứ tư, thứ năm hay thứ bảy? Anh quên rồi. Lời hẹn cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, thành quen. Bắt đầu từ mùa khô năm ngoái. Dạo đó, hình như Phương không có giờ lên lớp vào ngày thứ ba. Ừ, nhất định rồi. Nhất định! Nhất định phải đến! Có nhiều chuyện muốn kể cho Phương nghe lắm. Nhưng một mùa khô nữa lại sắp qua…

BA BỊ CHÍN QUAI...

          (Truyện thiếu nhi)

TRẦN ĐỨC TIẾN
 
          Đây là ông Ba Bị Chín Quai ở làng mình ngày xưa. Truyện này rút trong tập bản thảo đang viết dở…
                                                                                                                    T.Đ.T

          Ông Hàng Lồng không phải người làng tôi, nhưng ngày nào ông cũng phải đi qua làng tôi hai lần. Buổi sáng đi chợ bán hàng. Còn buổi chiều thì từ chợ về nhà. Bọn trẻ con làng tôi chỉ hay gặp ông vào buổi chiều.

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2010

5 nhà văn Trung Quốc

ĐẾN THĂM VŨNG TÀU

TRẦN ĐỨC TIẾN
         

          Trưa nay (16-12-2010) một đoàn nhà văn Trung Quốc gồm 5 bác tới thăm Vũng Tàu. Đi cùng còn có 2 mợ nhà văn Việt Nam, một ở Hà Nội, một ở Sài Gòn. Mình đưa cả đoàn đi thăm Bạch Dinh, Hải Đăng, rồi đi nhậu ở Quán Tre (Bãi Dâu).
          Trong 5 bác văn sĩ Trung Quốc, có một bác làm phiên dịch. Bác này nhiều tuổi nhất, đi đường xa chắc mệt nên rất ngại nói. Thành thử trên xe cũng như lúc ngồi ăn, ta nói với ta, khách nói với khách, tóm lại là chả bác nào nghe bác nào.

LIÊM SỈ

 TẠ DUY ANH     

        Từ điển của cụ Đào Duy Anh giải thích: “Liêm là trong sạch, không tham lợi, ngay thẳng. Sỉ là xấu hổ”.
Liêm sỉ là ngư­ời biết giữ cho mình trong sạch, không tham lợi và luôn biết xấu hổ về những thói xấu. Vậy là ngư­ời có liêm sỉ là ngư­ời không chỉ ngay thẳng, trong sạch mà còn biết xấu hổ nữa. Biết xấu hổ, biết thấy cái gì khiến ngư­ời ta nhục, là phẩm chất quan trọng để giữ cho mình thanh liêm, chặn tr­ước những việc dẫn đến nhơ nhuốc, tiếng xấu để đời. Mà bia miệng thì kinh khủng lắm.Đư­ơng thời là những đồn đại, khinh bỉ khắp dân gian. Khi thành quá khứ, thành  lịch sử là những chuyện tiếu lâm, cáo trạng truyền khẩu (luôn luôn có vô số dị bản) là một thứ đóng đinh câu rút bằng ngôn từ, nhục tới muôn đời.

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

Thư của nhà văn HÀ PHẠM PHÚ

NHÀ VĂN LÀ AI? AI COI TRỌNG NHÀ VĂN?

          Sau khi đọc vài bài mở đầu cho loạt bài (dự tính) “Trở lại câu chuyện: Vì sao nhà văn không được coi trọng?”, nhà văn HÀ PHẠM PHÚ gửi cho mình bức thư này. Rất trân trọng ý kiến của ông, mình đưa nguyên văn bức thư lên đây cho mọi người cùng đọc. Xin mở ngoặc nói thêm: mình nhiệt liệt hoan nghênh và chờ đón ý kiến của tất cả các bạn quan tâm đến văn chương và quan tâm đến… blog Trần Đức Tiến.
                                                                                                             T.Đ.T          

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

Giải thưởng SÁCH VIỆT NAM 2010

          Giải thưởng sách Việt Nam lần thứ 6 – năm 2010 đã được Hội Xuất bản Việt Nam công bố với 11 giải vàng cho hai hạng mục Sách hay và Sách đẹp trong tổng số 77 cuốn được giải. Riêng văn học thiếu nhi được cả giải thưởng Sách hay và Sách đẹp.

Trở lại câu chuyện

VÌ SAO NHÀ VĂN KHÔNG ĐƯỢC COI TRỌNG? - 2
                       (Trò chuyện với Lão Đối)

TRẦN ĐỨC TIẾN


          - Này, tớ thấy cậu hình như không vui?
          Lần này Lão Đối lại lên tiếng trước. Cái lão già cay nghiệt này rất lạ. Muốn moi chuyện ở lão thì tốt nhất là… im lặng. Mình đã rút ra kinh nghiệm này sau nhiều lần trà dư tửu hậu với lão. Lần gần đây nhất, vừa trông thấy lão là mình đã bô bô về chuyện sáng tác của một nhà văn trẻ. Thực tình thì mình chưa đọc cuốn nào của anh trẻ này. Chỉ thấy anh ta viết và in tì tì. Mỗi lần sách ra, báo chí xúm vào lăng xê. Rồi phỏng vấn phỏng veo…

GỐC CỦA BỆNH

TẠ DUY ANH

       Một bệnh nào đó bao giờ cũng phát ra một thứ triệu chứng lâm sàng nào đó. Có bệnh phát ngay. Có bệnh ủ âm ỷ. Có bệnh phát qua một bệnh khác... Chữa thông thường là căn cứ vào lâm sàng rồi kê đơn cắt thuốc. Đó gọi là trấn áp bệnh. Tuy bề ngoài có vẻ khỏi đấy nhưng đa số thực chất bệnh chỉ co lại, tạm lui, rút vào hang ổ...

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2010

Tin nóng:

Sẽ có thêm một giải thưởng
văn học thường niên

          Nhằm phát hiện và nuôi dưỡng những tài năng trong lĩnh vực văn chương, đồng thời duy trì và phát triển chương trình “Quà tặng cuộc sống” trên truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam, Ngân hàng TMCP Dầu khí GPBank Công ty truyền thông Sunrise đã phát động cuộc thi truyện ngắn “Quà tặng cuộc sống”.  “Quà tặng cuộc sống” là những câu chuyện nhỏ của cuộc sống hàng ngày chứa đựng những thông điệp nhân văn sâu sắc và lớn lao về tình cảm con người, như: Chiếc hộp rỗng nhưng chứa đầy nụ hôn và tình yêu thương của người con gái bé bỏng gửi tặng mẹ mình; chuyện đứa con tích cóp tiền tiêu vặt mua một giờ của cha để cha cậu thôi làm việc và dành thời gian chơi cùng con…, hoặc những triết lý sâu sắc về lẽ sống như hạnh phúc là gì, thế nào là sự bình yên thực sự?…

NGÕ NHỎ LỐI NHỎ

TRẦN CHIẾN

Thời chiến tranh, Bằng Việt viết về một nốt lặng của Hà Nội đánh nhau: "Mỗi ngõ nhỏ giấu một lời tâm sự". Mấy chục năm rồi, câu thơ còn khá đúng. Bởi vì thủ đô hôm nay, những phố lớn sửa sang tân kì, làm nội thất sáng choang, mở tung cửa ra phố đón "thượng đế " vào, thì những con ngõ nhỏ ngoắt ngoéo vẫn giữ được vẻ im lìm, nét kín đáo riêng tư. Nơi đây chiếc xe máy đã là cồng kềnh. Nên chi, thả bộ thong dong trong tâm thế nhàn tản, để thưởng ngoạn chút cổ kính còn lại, có lẽ là đúng hơn. 

Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010

MAI VĂN PHẤN Ở SOKCHO

          Trưa mồng 1 tháng 11 (âm lịch), nhà chùa ở SOKCHO đãi đoàn nhà thơ tham gia Liên hoan "Thi ca và văn học Hàn Quốc - ASEAN" bữa cơm chay. Dùng bữa xong, vị sư trụ trì ở đây - cũng là một nhà thơ - kê 12 bộ bàn ghế, đặt 12 tờ giấy và 12 cây bút, đề nghị mỗi nhà thơ viết một bài thơ tặng lại xứ Kim chi. Nếu ai không có hứng làm thơ, có thể viết một câu bất kỳ bằng tiếng mẹ đẻ. Nhà thơ Mai Văn Phấn (Việt Nam) viết nhanh bài “Ở Sokcho” và được nhà thơ Nguyễn Quang Thiều dịch… cũng nhanh không kém ra Anh ngữ. Mọi người lặng đi hồi lâu khi nghe thơ Mai Văn Phấn, rồi nhanh hơn tất cả, ngài Ko Hyeong Ryeol – Tổng biên tập tạp chí Thi Bình – đề nghị tác giả đề tặng bài thơ cho mình!
          Mời các bạn cùng đọc “Ở Sokcho”, và đọc thêm một bài khác cũng của Mai Văn Phấn viết lúc ra sân bay bay về Việt Nam.
                                                                                       T.Đ.T

Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

SÁNG TẠO, TINH THẦN CHO ĐIỂM ĐẾN

Nhà thơ Mai Văn Phấn trả lời tạp chí Thi Bình (Poem and Comment Magazine), Hàn Quốc

          Nhận lời mời của Ban tổ chức Festival Thi ca và Văn học Hàn Quốc-ASEAN “Korea-ASEAN Poets Literature Festival", với chủ đề “Creativity of Asian Poets, Asian Spirit for Becoming” (Sáng tạo của nhà thơ châu Á, tinh thần cho điểm đến), nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và nhà thơ Mai Văn Phấn đã đến Hàn Quốc tham dự từ ngày mồng 2 đến 7/12/2010. Hai nhà thơ đã đọc thơ, tham luận và giao lưu với bạn đọc xứ "Kim Chi" tại 3 thành phố (Seoul, Ansan và Sokcho). Trước khi đến Hàn Quốc, Nhà thơ Mai Văn Phấn đã trả lời tạp chí Thi Bình (Poem and Comment Magazine):

Thông báo nhanh

Bạn thân mến,
Vừa qua có một số bạn đọc chiếu cố ghé qua trang của mình, nhưng phàn nàn comment khó quá! Vậy mong các bạn chịu khó đọc thêm ấy dòng dưới đây, cam đoan việc này sẽ trở nên đơn giản như lấy đồ trong túi:

Có hai cách đăng một nhận xét trên blogspot.com phổ biến nhất:
Cách 1- Viết nội dung nhận xét (vào cái khung trống dưới bài). Vào "Chọn hồ sơ", chọn tiếp "Ẩn danh". Xong, nhấn “Đăng nhận xét”. Hạn chế của cách này là không hiển thị tên (chỉ hiển thị chữ "nặc danh") và không hiển thị đường dẫn về blog của người đăng nhận xét (nếu người đăng nhận xét không có blog thì dùng cách này, sau đó có thể mở ngoặc nói rõ bạn là ai).
Cách 2 - Viết nội dung nhận xét. Vào "Chọn hồ sơ", chọn tiếp "Tên/URL", sau đó ghi tên người đăng nhận xét (ví dụ: Miên Di), tiếp theo chép URL rồi dán vào khung (URL là đường dẫn chép từ thanh địa chỉ của trình duyệt, ví dụ URL của blog Miên Di là: http://www.miendi.com/ ), sau đó nhấn "tiếp tục" và "Đăng nhận xét".
          Chúc thành công.
                                                               (Theo Miên Di)

Trở lại câu chuyện

 VÌ SAO NHÀ VĂN KHÔNG ĐƯỢC COI TRỌNG? - 1
              (Trò chuyện với Lão Đối)

TRẦN ĐỨC TIẾN

        Mình thấy cần thiết phải nói vài lời về lão Đối.
          Lão hơn tuổi mình, nhà ở cùng phố. Tên đầy đủ là Trần Đối Đáp, nhưng mình quen gọi là Lão Đối. Từ đây trở đi cứ gọi thế cho tiện. Đối thoại, đối lập, đối chọi, đối nghịch, đối đầu, đối trọng… và có thể còn linh tinh nhiều “đối” khác. Mỗi “đối” một tí. Tóm lại, thường mình nói một đằng lão nói một nẻo. Lắm lúc cãi nhau chan chát. Lão xuất hiện ở nhà mình bất ưng, và bỏ đi cũng đường đột. Mình và lão cộng lại, chưa biết chừng thành một cái mô hình xã hội dân chủ con con. Lúc giận, ai về nhà nấy, không biết lão cảm thấy thế nào, chứ mình thì… buồn như chó cắn! Chính vì thế mà chả mấy khi rời nhau lâu.

ĐOẢN VĂN CUỐI TUẦN - 2

TRẦN ĐỨC TIẾN

CÂN

          Anh dứt khoát không tin vào cái cân ở phòng khám bệnh viện. Làm gì có chuyện cách nhau mới vài tháng mà mình đã tăng lên ngót 5 ký? Cứ đà này, chả lẽ vài ba năm nữa lúc ngủ dậy lại không tự mình ngồi lên nổi?

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010

DÃ QUỲ

NGUYỄN HẢI ĐĂNG

         Khắp các nẻo đường Đà Lạt lãng đãng sương mù, thỉnh thoảng ta lại bắt gặp cả một dải hoặc một vài khóm dã quỳ nở hoa vàng rực. Suốt cả năm, loài cây hoang dã này bất chấp mưa nắng sỏi đá, cứ âm thầm vươn lên. Những bông dã quỳ như anh em song sinh của hướng dương. Nhưng dã quỳ thì nhánh cành quấn quýt dẻo dai, phong trần ngạo nghễ, còn hướng dương mỏng mảnh đài các. Chiều cuối năm lạnh mơn man da thịt, những cánh hoa như nắng rỡ ràng, ấm áp mắt nhìn du khách bốn phương.

ĐI TÌM MỘT TÍNH CÁCH HÀ NỘI

          TRẦN CHIẾN

          Định viết một cái sapo cho thật xứng với loạt bài viết này, loạt bài về Hà Nội. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, thấy việc ấy là thừa. Văn hay, đâu cần đến thứ mình đưa đẩy?
                                                                                                          (T.Đ.T)
                                                                              *
                                                                           *    *

          Từ lâu ,khi nói về tính cách Hà Nội , người ta hay dẫn những câu đại để Dẫu thơm cũng thể hoa lài , dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An , hay Ăn Bắc mặc Kinh .Có người giải thích “ Tràng An” đây là Trường Yên Ninh Bình , hay “Kinh” là Kinh Bắc . Nhưng tôi cứ vơ vào cho Hà Nội vì thấy những tính nết ấy nó cũng định hình rồi .

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2010

Thông báo của Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam)

          Để chuẩn bị nhân sự cho Sân thơ Trẻ (Ngày Thơ Việt Nam) 2011, kính mong các nhà văn, nhà thơ và cộng tác viên giới thiệu (hoặc tự giới thiệu) các gương mặt thơ trẻ, theo tiêu chí sau:
          - Có tác phẩm (thơ) in trên báo chí, sách, được đánh giá tốt
          - Độ tuổi: 35 trở lại
          Xin giới thiệu rõ ràng tên tuổi và đôi nét tiểu sử cùng 5 bài thơ hay của tác giả trẻ về địa chỉ: bannhavantre@gmail.com
          - Thời hạn gửi giới thiệu: hết ngày 15.12.2010
          Trân trọng cảm ơn.
         
                                      BAN NHÀ VĂN TRẺ (HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM)

Kỷ niệm 100 năm ngày mất của đại văn hào LEV TOLSTOI (1828-1910)

                                                            Lev Nikolajevish Tolstoi


 Có một Lev Tolstoi - nhà triết học

HÀ ANH

Chiều 8-12-2010, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Lev Tolstoi - Nhà tư tưởng” nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông do Nhà xuất bản Tri thức và Trường Đại học Hà Nội, Cộng đồng sachxua.net phối hợp tổ chức.

Thơ vui bóng đá

MINH KHANG

Gửi Nhà văn Trần Đức Tiến
Tôi lang thang trên mạng, bất ngờ đọc được bài “Chân mình vợ người” viết về bóng đá của ông. Bài viết dí dỏm, nhẹ nhàng, đúng chất nhà văn nhìn và bình luận bóng đá. Tối qua, tôi ngây ngất nhìn tuyển Việt Nam lách qua khung cửa hẹp Singapore để vào bán kết gặp Malaysia. Tôi viết mấy câu thơ dzui dzẻ này nhờ Nhà văn post lên trang của ông cho mọi người cùng dzui.

Hoan hô cầu thủ Vũ Phong
Ra chân một phát đi tong Sing-gà( Singapore)
Để vào bán kết gặp Ma( Malaysia)
Lại thêm trận thắng đậm đà…dzô…dzô
Cuối cùng là trận thắng Đô( Indonesia)
Hoan hô Ca-lít-xì-tô tài tình.

                                                M.K.

TẢN MẠN CHUYỆN ĐÍCH VÀ ĐẾN ĐÍCH

NGUYỄN VĂN BÌNH

          Hãy luôn luôn để mắt tới đích của bạn
          Cuộc sống không phải lúc nào cũng cho bạn tầm nhìn xa và không phải bao giờ bạn cũng có điều kiện để nhìn xa. Đôi khi bạn bắt buộc phải cúi xuống, còn nhìn gần thì hiển nhiên sẽ là thường xuyên. Không nhìn xa bạn dễ lạc đường thì cũng chệch hướng và như vậy có nghĩa bạn phải mất thời gian để điều chỉnh lại.

Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010

"NHÀ VĂN KHÔNG ĐƯỢC COI TRỌNG" - vì sao nên nỗi?

NGUYỄN TRỌNG BÌNH

Tình cờ đọc được bài viết “Vì sao nhà văn lại không được coi trọng?” của tác giả Nguyễn Mạnh Hà trên phongdiep.net ngày 02/11/2010 (dẫn lại từ Tạp chí Văn hóa Nghệ An) mà thấy chạnh lòng cho cái danh xưng “nhà văn” ở ta hiện nay. Có lẽ với nhiều người đây chỉ là một “chuyện nhỏ” không đáng bàn nhưng với cá nhân tôi, tôi cho rằng nếu ngẫm kỹ lại sẽ thấy đằng sau cái thực trạng phủ phàng “nhà văn không được coi trọng” mà tác giả Nguyễn Mạnh Hà đề cập là một vấn đề rất lớn.

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

NHỮNG QUÁN NƯỚC CHÈ

Thơ
VŨ DUY CHU


Hà Nội
Những quán nước chè viả hè
Đã có mắt nhìn Liêu xiêu một câu thơ…
Đã có mắt nhìn như cái mụn cóc
Cạnh cà phê máy lạnh cửa gương ba mươi nghìn một cốc

Thứ Hai, 6 tháng 12, 2010

"CHÂN MÌNH, VỢ NGƯỜI"

TRẦN ĐỨC TIẾN

          Đang lâng lâng trên chín tầng trời, đùng phát lộn cổ xuống đất. Mình đoán trạng thái tinh thần của đội tuyển sau trận đấu tối qua với Philippines là thế, chẳng biết đúng không? Mà cũng chẳng phải chỉ của các cầu thủ trong đội tuyển. Của cả các bác cổ động viên hết lòng với bóng đá nước nhà nữa chứ? Chính mình cũng không làm sao nuốt nổi thất bại cơ mà.
          Thắng Myanmar 7 - 1 trước đó vài ngày, rồi thua lại một đội mình chưa từng thua (thậm chí toàn thắng đậm) đến 0 - 2. Mình không phải chuyên gia, không phải bình luận viên bóng đá. Chỉ là người thích xem đá bóng như hàng triệu người. Mình thấy cái ông HLV Calisto này không giỏi. Cứ mặc kệ cho học trò của mình cắm đầu cắm cổ húc vào bức tường bê tông phòng thủ của “địch” mãi như thế mà không có thay đổi gì (về cách đá) thì giỏi ở chỗ nào? Lại còn thích sử dụng tay thủ môn mất phong độ nữa (“địch” có 2 lần đưa bóng vào khung thành thì thủng lưới cả 2)…
          Nhưng thôi. Đã không phải người trong nghề thì cũng không nên nói nhiều. Nhân đang mùa AFF SUZUKI CUP 2010, đưa cái bài viết (đã lâu) này lên chơi.

NGÀN NĂM LỤC BÁT...

Giới thiệu sách
LÃO TẠ

Tôi đọc một mạch và xem một mạch cả 600 trang sách, bao gồm gần chục ngàn câu thơ lục bát và vài trăm bức ảnh về địa lý, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật Việt. Đọc một cách cuốn hút và xúc động. Xem một cách háo hức, thích thú và tò mò.

Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2010

GIỌT ĐẮNG

Truyện ngắn của ĐỨC HẬU


Người đàn bà bỗng vùng đứng dậy, cầm gói tiền ném
            mạnh vào mặt Trần Khoát và gào lên:
                   - Đồ khốn nạn, tôi đến đây không phải để xin tiền
            anh, để ngủ với anh. Tôi yêu cầu anh phải buông tha con
            gái tôi ra, cái con ngủ với anh đêm qua ấy, cái con vừa
            bỏ chạy khỏi đây ấy. Nó là con gái tôi, anh hiểu chưa?

Sáu trăm chẵn (*)

                                            600
là số người đã có hồ sơ xin gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam tính đến thời điểm 1-11-2010 đang và sẽ được xem xét để kết nạp.
          Trong số này, có:
          - 299 người xếp hàng ở cửa THƠ
          - 242 người xếp hàng ở cửa VĂN XUÔI
          - 35 người chờ ở cửa LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH
          - 24 người chờ ở cửa DỊCH THUẬT.
          Không loại trừ khả năng trong số 600 vị nói trên, đã có vị về giời vì chờ đợi quá lâu nhưng không kịp báo cho Ban Tổ chức hội viên biết. Và có những vị đã mất kiên nhẫn, được kết nạp hay không với họ không còn là vấn đề nữa!
          Cũng trong số 600 vị nói trên, có 92 vị đã tiến gần hơn đến “mục tiêu” (do đã có số phiếu quá bán của các Hội đồng chuyên môn và các Ban văn học giới thiệu). Tuy nhiên, kết quả này chưa biết có được tiếp tục bảo lưu trong khoá tới hay không.
---------------------------------------
(*) Những con số trong bài lấy theo tài liệu của Ban Tổ chức hội viên - Hội Nhà văn Việt Nam.
         

Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2010

NHỮNG CHIẾC THÚNG

VŨ DUY CHU

          Xóm Chùa của tôi có nghề đan lát rổ rá, thúng mủng từ bao đời rồi tôi không rõ. Tôi cũng được mẹ dạy đan lát từ bé. Nghề này có hai công đoạn cực nhọc nhất. Công đoạn đầu chỉ có đàn ông khỏe mạnh, có kinh nghiệm như bố tôi mới làm nổi. Ông thường xuyên phải đi xa hàng chục cây số để tìm mua những cây tre to, thẳng và dài, mấu nối giữa các đốt tròn, không lồi u cục. Nhìn gốc đoán ngọn, giữa một bờ tre rậm rạp tít mít, ông đã chọn cây để hạ, cấm lầm lẫn khi nào.

ĐOẢN VĂN CUỐI TUẦN

TRẦN ĐỨC TIẾN

          Mình viết đoản văn chủ yếu để in báo kiếm mấy đồng nhuận bút còm. Viết khá nhiều, đã có lúc định in thành tập, nhưng nghĩ đến việc nhặt nhạnh chúng chỗ này chỗ khác rồi gom lại, sửa chữa… lại quá sức ngại.
          Cuối tuần thư giãn, post lên mấy cái cho các bạn đọc chơi.
                                                           *
                                                        *    *

Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2010

KÌA AI CHÍN SUỐI...

TRẦN ĐỨC TIẾN

          Những lần về Nam Định, mình thường ghé qua mộ cụ Tú Xương thắp cho cụ  nén nhang. Nhà ông anh mình ở bên này hồ Vị Xuyên. Bên kia hồ là tượng đài cụ Trần Hưng Đạo cao lồng lộng. Cách đấy không xa là ngôi mộ cụ Tú nằm khiêm nhường giữa vườn cây. Mình nhớ ngày trước còn mộ cỏ, xung quanh đóng mấy cái cọc quây sợi xích sắt, sau này mới xây lại, có dựng bia hẳn hoi. Từ chỗ cụ nằm, bước ra cổng công viên, đi thêm một đoạn đường là tới phố Hàng Nâu (tên mới là Minh Khai), nơi có ngôi nhà xưa kia của cụ. Ngôi nhà này con cháu cụ đã bán cho người khác từ những năm 50 của thế kỷ trước. Mấy năm trước, mình cùng nhà thơ Phạm Trọng Thanh đến thăm ngôi nhà. Nhà chính ở mặt tiền bị phá đi xây lại. Chỉ còn cái gác văn của cụ ở phía sau. May, người chủ hiện tại là một nhà giáo, biết quý trọng nâng niu giá trị tinh thần nên cố chèo chống giữ gìn căn gác (đang âm thầm xuống cấp), chứ vô phúc rơi vào tay kẻ khác thì chắc cú ra bã từ đời tám hoánh.


Thứ Năm, 2 tháng 12, 2010

NHÀ VĂN VÀ MẠNG

VĂN CÔNG HÙNG

          Mấy hôm nay mình khổ quá trời. Khổ nhưng mà lại coi là... oách, là vì được hầu hai đàn anh. Không phải hầu rượu hầu trà hay hầu... gái, mà hầu... blog giữa lúc nước sôi lửa bỏng vì... báo tết.
          Số là bác Trần Đức Tiến một hôm thì thào qua điện thoại: Hôm nào chú bày anh, bày như bày thằng trẻ con học viết ấy, để anh có một cái blog. Trông thấy chú phởn chí anh... ngứa mắt lắm. Mình máu lên: để em làm hẳn cho bác một con rồi chuyển pass, bác chỉ việc thực thi. Thế nhưng từ khi chuyển pass đến khi "Tao post được ảnh rồi"- nội dung tin nhắn cách đây ít phút- là tôi cơ khổ. Năm phút một tin nhắn, nửa tiếng một cuộc gọi, huhu, cứ gọi là thon thót cả tuần qua...

Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 2010-2011 của NXB Kim Đồng và Hội Nhà văn Đan Mạch

Với mong muốn có nhiều sách hay sách tốt cho trẻ em trong những năm đầu thế kỷ XXI, và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các em trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, Hội Nhà văn Đan Mạch và Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp tổ chức Cuộc vận động sáng tác năm 2010-2011.

NHẬU BÈ LONG SƠN

TRẦN ĐỨC TIẾN

          Bài này in ở báo “Tiền Phong chủ nhật” cách đây mấy năm (khi in có bị cắt bỏ đôi chỗ). Thật ra cái con làm món nhậu rất ngon trong bài có tên là Lồn Tiên. Dân gian người ta gọi thế. Bác nào ứ thích thì quay mặt đi. Còn mình thì thấy cái tên ấy rất đẹp. Thu Huệ bảo nó là con tu hài, nhưng không phải. Mình đã ăn con tu hài ở Hải Phòng, thấy con này hình dáng, màu sắc khác hẳn. Dạ Ngân nhìn thấy nó thì chỉ “ặc” lên được một tiếng, như bất ngờ gặp lại người quen trong một tình thế khó xử. Còn bác Bùi Ngọc Tấn, sẵn sàng bỏ cả mâm chỉ để nhắm món này (mặc dù gout nặng).
          Bè nhậu ở Long Sơn bây giờ nhiều hơn. Khách khứa tấp nập, ngày nghỉ có khi không còn chỗ. Lý vẫn mạnh giỏi, vẫn làm địa chính xã, vẫn chung sống ngon lành với các bà vợ và các con. Gặp lại nhiều lần mà quên biến không hỏi chuyện vào Đảng…
                                                               *
                                                            *    *

          Từ Vũng Tàu muốn qua chơi xã đảo Long Sơn, ngót mươi năm trước đây còn phải đi ghe thì bây giờ chỉ mất chừng nửa tiếng đồng hồ chạy xe máy, nhờ có con đường thênh thang hai làn xe nối đảo với đất liền. Khách du lịch đến Long Sơn thăm Nhà Lớn, tìm hiểu về đạo Ông Trần - người đã có công khai khẩn vùng đất này và để lại cho con cháu những bài học đạo lý làm người trải qua cả thế kỷ vẫn chưa hề cũ.

Thứ Tư, 1 tháng 12, 2010

ĐỒNG HÀNH VỚI MẤT NGỦ

TRẦN ĐỨC TIẾN

          Mình mất ngủ đã gần hai năm rồi. Chính xác là ngủ rất ít: mỗi đêm chỉ ngủ được 2-3 tiếng (nếu uống thuốc), ngày thức hoàn toàn. Không uống thuốc thì toi luôn.
          Đầu tiên đang ngủ bình thường, giảm xuống còn 3-5 tiếng, dần dần còn 1-2 tiếng, sau mấy tháng thì mất hẳn. Hoảng, vội tìm cách chữa chạy.