Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

TÔI KHÔNG BỎ QUA VỤ VI PHẠM BẢN QUYỀN NÀO

TRẦN ĐỨC TIẾN
(trả lời phỏng vấn báo Văn nghệ công an, số 164, từ ngày 21-11 đến 5-12-2011)


          1-Thưa nhà văn Trần Đức Tiến, ông có quan tâm đến vấn đề bản quyền tác giả trong lĩnh vực văn học không và ông thấy tình hình thực hiện vấn đề bản quyền văn học của ta đang diễn ra như thế nào?
          TĐT: - Có chứ. Nhưng tình hình thực hiện bản quyền văn học ở ta hầu như chưa có động tĩnh gì. Tôi nói điều đó là căn cứ vào những chuyện thực tế xảy ra với chính bản thân tôi - một người có nhiều chục năm viết văn, đã từng bị xâm phạm bản quyền, đã từng hy vọng vào Trung tâm bản quyền văn học của Hội Nhà văn và rồi… hết hy vọng.

ĐƯA TIỄN TRẦN NGỌC PHỤNG

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Không ai không bất ngờ khi nghe tin Trần Ngọc Phụng ngã bệnh. Trông con người sinh lực dồi dào đến thế, mặt mũi phương phi, râu tóc xanh tốt, tiếng cười tiếng nói sang sảng luôn đi trước người, thế mà đùng cái đã phải vào nằm bệnh viện Thống Nhất, rồi chuyển tiếp sang bệnh viện Fuda (Quảng Châu - Trung Quốc). Còn nhớ có lần ông trốn viện về nhà, tôi gọi điện hỏi thăm, ông vẫn cười nói sang sảng, thông báo tình hình bệnh tật, rồi không quên làm phép tính cộng trừ cho cuộc đời mình, hào hứng khoe: lãi! Trần Ngọc Phụng thế đấy: vui vẻ, lạc quan ngay cả những thời khắc hiểm nghèo…

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

CHÂN "QUẤY", CHÂN "PHỦI"

HOÀNG ĐỊNH



Sắp 12 giờ trưa. Cả ba sân đều kín chỗ. Mặt đất không còn đốm xanh nào, không có gió mà bụi vẫn thốc lên cuồn cuộn. Chả ma nào xem.  Cầu thủ từ tin đến anh già “sáu sọi”, ra đây đều là “thằng” cả. “Thằng” bên mặc áo đeo kính lóng ngóng đỡ bóng bằng đầu gối với ống đồng. Lại “thằng” bên cởi trần mặt mũi quen quen, đâu như đã từng chinh chiến vi lích. Một “hán tử trung niên” xách giầy tìm chỗ đá ké, ngao ngán thấy bọn chầu rìa bọn đã mua sân còn đông quá. Cảnh này từ trên cầu Long Biên nhìn xuống…

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

PHỞ, BÁNH CUỐN, VÀ...

(kỳ cuối)


TRẦN ĐỨC TIẾN


          5. Ngày trước các cụ Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân đã tốn khối chữ để viết về phở. Giữa cái thời bao cấp toàn dân đói khổ thắt lưng buộc bụng lo đánh giặc giữ nước, cụ Nguyễn còn có lần khốn đốn vì chuyện tán tụng phở. Sau này khi đã mở mày mở mặt lên một tí, đám chữ nghĩa lại có dịp đưa phở lên mây xanh. Người ta truy tìm nguồn gốc phở. Phở biến thái từ món ăn nào? Quê gốc của phở là Hà Nội hay Nam Định? Quá trình trưởng thành và phát triển của phở nữa. Lúc nào có thêm phở gà? Lúc nào phở thịt heo? Phở “không người lái”? Lúc nào thêm trứng gà, giá sống? Chưa kể có người còn cả gan “vuốt râu” cụ Nguyễn Tuân, bịa ra chuyện ở Sài Gòn người ta ăn… phở đá (như uống trà đá, cà phê đá…) khiến cụ suýt té ngửa! Chuyện này bác nhà thơ Vũ Quần Phương kể lại, có đăng báo hẳn hoi. Rồi phở bắt đầu vượt biên giới, làm một cuộc xâm lăng ẩm thực toàn cầu. Cứ cái đà nghiên cứu và tôn vinh phở như thế, e rằng phở sẽ lên ngôi quốc thực. (Đã có quốc ngữ, quốc kỳ, quốc ca, quốc lủi - rượu lậu, sắp tới là quốc hoa - hoa sen, quốc thi - thơ lục bát, thì quốc phục, quốc thực và các thứ quốc khác cũng phải có cho đủ cỗ. Giống như phải có “luật nhà văn” ấy).

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

LUẬT NHÀ VĂN

Đầu tiên nghe râm ran trong dư luận là “luật nhà thơ”. Sau là “luật nhà văn”. Cuối cùng hóa ra là “luật phát triển văn học”. Các nhà báo ở nước mình xưa nay vẫn rất khoái sáng tác!
          Nhưng đã ai biết đầu cua tai nheo cái luật này thế nào chưa nhỉ? Nghe nói mới chỉ có 1 bác đại biểu quốc hội chuyên trị hôi nách ở Vinh đề xướng ra trước Quốc hội. Ơ, thế nếu có luật nhà văn, thì phải có luật nhạc sĩ, luật họa sĩ, luật múa sĩ, luật phó nháy… Các loại hình văn học nghệ thuật phải bằng vai phải lứa với nhau chứ? Đã có luật báo chí, xuất bản, không thể thiếu luật nhà văn! Thái Lan hay vài nước khác người ta cũng có luật này rồi đấy nhé! Nhưng một số ý kiến khác lại cho rằng: vẽ, đất nước còn ngổn ngang như đống xà bần, bao nhiêu việc cần thiết hơn chưa được định chế, giờ lại toan đưa vào khuôn phép cái đám người xưa nay vốn rất ít coi trọng sự ràng buộc trong sáng tạo - ràng buộc là y như rằng họ "sáng tạo" ra những cái vứt đi. Với lại, cái luật này là “tác phẩm” của cá nhân hay tập thể nào thế nhỉ?...
          Cứ gọi là loạn cào cào! Đến nỗi mình đang bệnh cũng toát cả mồ hôi, vùng ngay dậy. May sao vớ ngay được bài trả lời phỏng vấn của nhà lý luận phê bình Phạm Xuân Nguyên, đương kim Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, đăng trên Tiền Phong online (dưới bài là 1 ý kiến của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam). Xin mời chư vị tham khảo.
                                                                                           T.Đ.T