Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

ĐI ĐÀ LẠT

TRẦN ĐỨC TIẾN


          1. Mình đi Đà Lạt có tí việc, từ 26 đến 30-3 mới về.
          Nhớ lần đầu tiên tới đây, xe qua thác Pren, thác Datanla rồi trườn lên đỉnh đèo, Đà Lạt đột ngột hiện ra như trong truyện cổ tích, những mái phố mờ sương phía thung lũng xa.

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

Trần Đức Tiến và cuộc chạy tiếp sức

trên "con đường" đồng thoại

LÊ NHẬT KÝ


        Trần Đức Tiến thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành sau năm 1975, và hiện là một tác giả viết cho thiếu nhi có nhiều thành tựu.
        Truyện thiếu nhi của Trần Đức Tiến chủ yếu được viết theo hai thể: sinh hoạt và đồng thoại. Nói riêng về thể đồng thoại, nhà văn có một lưng vốn kha khá với gần 100 truyện ngắn, trong đó có nhiều truyện được dư luận đánh giá cao như: Đi tìm xứ “Biếu Không”, Cổ tích Chuột, Nhạc sĩ Dế Lửa, Thi sĩ Còng Gió, Chuyện xóm vườn…, và nhất là truyện dài Làm mèo - giải thưởng Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi của nhà xuất bản Kim Đồng (2001-2002).

CÓ TIỀN, CÓ QUYỀN BÓC LỘT

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Tầm lưng lửng chiều, phố vắng, tiếng ông vẳng đến từ xa: bánh tét, bánh tét! Chầm chậm theo chân người đi bộ, tiếng rao to dần: bánh tét nhân đậu mỡ, bánh tét nhân đậu mỡ! Giờ thì ông đã tới ngoài cổng. Tiếng rao chuyển thành lời mời: bánh tét nóng đây, các thầy các cô ơi!

Người Nhật

VŨ DUY CHU


Ô tô, xe máy chạy trên đường
Tivi, máy vi tính, đồng hồ đeo tay…
Và bao nhiêu tiện nghi chúng ta dùng hàng ngày
Được làm ra từ bàn tay người Nhật

TIN THÊM VỀ VỤ PHIM "ĐẠO" TRUYỆN

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Báo Tuổi trẻ ra ngày thứ 5 (24-3-2011) có bài viết Đường kiến có “đạo” Đường kiến? của tác giả Cát Khuê, cho biết thêm một số thông tin về việc có ý kiến cho rằng phim Đường kiến đã “đạo” gần như nguyên xi ý tưởng của truyện ngắn Đường kiến của nhà văn Kinh Dương Vương được viết và in trên tạp chí Văn từ năm 1969. 

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

"CÒN MỘT CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ"...

VĨNH QUYÊN


Mình nghe ca khúc này lần đầu tiên cách đây hơn 30 năm, khi ấy mình nhớ là mới học lớp 11. Lúc ấy chú Bình vừa xuất ngũ sau 11 năm ở chiến trường. Về nhà chưa xin được việc ngay, suốt ngày ông chú nghêu ngao hát vang nhà với cây đàn ghi ta gỗ. Mình và thằng em trai cứ bám ông chú để học lỏm các bài hát. Hồi đó đâu đã có băng, đĩa, sách nhạc như bây giờ.

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

Phim "Đường kiến" đoạt giải Cánh Diều Bạc là món hàng ăn cắp

NGUYỄN TÔN HIỆT


Bài này đăng trên Tiền vệ, dưới đây đã lược bỏ phần ảnh chụp bản in truyện ngắn “Đường kiến” của nhà văn Kinh Dương Vương trên tạp chí VĂN, số 125, ra ngày 1 tháng 3 năm 1969, trang 25-37. Bạn nào cần xem chi tiết, xin mời vào đường link ở cuối bài. (T.Đ.T)
                                                         * * *

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

Về cuốn sách "Những ngã tư và những cột đèn" của Trần Dần

ĐỌC 2/3 CUỐN SÁCH, CŨNG CÓ KHI LÀ CHƯA ĐỌC

TRẦN NHÃ THỤY

                                                                        Sài Gòn, sáng thứ 2 ngày 21 tháng 3 năm 2011
        Chào anh Trần Đức Tiến!
        Sáng nay cà phê trễ. Vẫn hẻm cà phê cũ. Vẫn chỗ ngồi lưng áp tường trái, chân duỗi không bao giờ thoải mái (vì xe ô tô hay ra vào), cổ ngoái ra đường như phải ngóng ai. Chết tiệt. Sáng nay phố lại lả tả lá. Dưới nắng tháng ba. Hầng hầng.
        Hehe. Bắt chước viết một đoạn tả cảnh tả tình cho vui.

THƯ TRẢ LỜI CỦA BCH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

                                 Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2011

        Kính gửi nhà văn Phạm Quang Trung,
        Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã nhận được thư ngỏ của ông trao đổi về tiến độ thực hiện Nghị quyết Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII, trong lĩnh vực "củng cố, kiện toàn các cơ quan xuất bản, báo chí" của Hội. Thay mặt Ban Chấp hành, chúng tôi trân trọng cảm ơn sự quan tâm của ông đối với một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng và bức thiết của Hội.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

BIẾT THÌ THƯA THỐT, KHÔNG BIẾT THÌ...

DƯƠNG DANH DY

        Tình cờ khoảng hơn 10 giờ sáng ngày 16/3/2011, tôi bật TV xem vào đúng lúc mục “Ai là triệu phú” đến câu hỏi cuối. Câu hỏi lấy câu thơ trong bài “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” của nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng Lý Bạch để hỏi người dự thi: “mùa hoa khói là mùa nào trong năm?”. Bạn dự thi có thể do còn trẻ, chưa am hiểu tiếng Trung nên đã trả lời là “mùa thu”. Người dẫn chương trình Lại Văn Sâm - người được một số người cho là “đệ nhất MC” của Việt Nam đã nói: trả lời sai, mây khói là mùa xuân, một cách chơi chữ của người ta! 

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

CHUYẾN ĐI ĐẦU NĂM

TRẦN CHIẾN


        Lâu nay có nhiều tiếng kêu di sản văn hóa dân thiểu số bay nhanh quá, lại có nhiều tiếng la phải giữ lấy những bản sắc ấy. Lần này, ban phóng sự báo tôi bảo nhau làm loạt bài về chuyện này, xin kể ra đây những chuyện “bếp núc” sẽ chả bao giờ được chường lên mặt báo.

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

NHÌN MẶT, TẮT TI VI

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Có lần đến nghỉ ngơi viết lách ở Vũng Tàu, cụ Tô Hoài nhờ mình tìm thợ sửa hộ cái radio bị hỏng, rồi nhân chuyện đài đóm, nhà văn cựu trào ấy thổ lộ: cụ chỉ nghe đài với đọc báo, chứ không bao giờ xem truyền hình. Nói xong cụ tủm tỉm cười. Lúc đầu mình cũng thấy hơi là lạ, nhưng sau lại nghĩ chuyện ấy bình thường. Mỗi người mỗi ý. Mình thì chỉ xem truyền hình với đọc báo, chứ không bao giờ nghe đài.

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

THƯ NGỎ GỬI NHÀ LLPB VĂN HỌC PHẠM QUANG TRUNG

NGUYỄN QUANG THIỀU


Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2011

Kính gửi anh Phạm Quang Trung,

          Tôi xin chân thành cám ơn anh đã gửi thư cho tôi. Vì thư của anh là thư ngỏ và nội dung thư liên quan đến một vấn đề công khai của Hội Nhà văn, đồng thời thư đã được trang mạng Trannhuong.com đăng tải, cho nên tôi cũng nhờ trang mạng Trannhuong.com đưa thư trả lời của tôi lên để anh và những hội viên Hội Nhà văn quan tâm đến nội dung anh đề cập được rõ.

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2011

TÌM MỘT CÁCH KỂ VỀ HIỆN THỰC CUỘC SỐNG

NGUYỄN VINH SƠN (đạo diễn điện ảnh)


          Kết thúc cuộc hội thảo nhân dịp trao giải Cánh diều vàng năm 2011 (giải thưởng hàng năm của Hội Điện ảnh), Nguyễn Vinh Sơn mail ngay cho mình bản tham luận này. Nếu cần phải “phát biểu” với Sơn một câu thì mình sẽ nói: “Tuyệt. Giờ thì tôi sẽ chuẩn bị tâm thế để xem phim Việt Nam”.
                                                                                              T.Đ.T
                                                   

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2011

THƯ NGỎ GỬI NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG THIỀU

PHẠM QUANG TRUNG


                                                                                     Đà Lạt, ngày 12/03/2011

            Kính gửi:  Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Phó chủ tịch Hội - Thành viên Ban Đề án đổi mới các cơ quan báo chí và truyền thông của Hội Nhà văn Việt Nam, khóa VIII.

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

THƯ NGỎ GỬI BAN CHẤP HÀNH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

PHẠM QUANG TRUNG


                                          Đà Lạt, ngày 10/03/2011

Kính gửi: Các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận - phê bình:
- Nhà thơ Hữu Thỉnh  - Chủ tịch Hội                         
- Nhà văn Nguyễn Trí Huân - Phó Chủ tịch Thường trực                        
- Nhà Lý luận phê bình văn chương Lê Quang Trang - Phó Chủ tịch                      
- Nhà văn Nguyễn Quang Thiều - Phó Chủ tịch        
- Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ - UV Ban Thường vụ 
- Nhà văn Khuất Quang Thuỵ - UVBCH - Trưởng Ban Kiểm tra       
- Nhà văn Trần Đức Tiến - UVBCH
- Nhà văn Trung Trung Đỉnh - UVBCH                                 
- Nhà văn Đào Thắng - UVBCH                           
- Nhà văn Võ Thị Xuân Hà - UVBCH                   
- Nhà văn Đình Kính - UVBCH
- Nhà văn Vũ Hồng - UVBCH
- Nhà thơ Nguyễn Hoa - UVBCH
- Nhà thơ Văn Công Hùng - UVBCH         
- Nhà Lý luận Phê bình văn chương Phan Trọng Thưởng - UVBCH.

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

ĐỐI MẶT VỚI TƯƠNG LAI

TẠ DUY ANH


        Do chỗ tôi được mời đọc chọn các sáng tác của những cây bút tuổi thiếu niên trong một cuộc thi, vì thế tôi có điều kiện tiếp cận với suy nghĩ của chúng. Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ, tôi tin những cô, cậu bé ấy không biết “bịa” như người lớn. Chúng nói về tâm tư của chúng.

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011

NẾU CHỈ ĐỌC TÁC PHẨM TRONG NƯỚC thì khó trở thành nhà văn ở Nhật Bản

P.V.


      Sáng 8-3-2011, tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam, đã diễn ra buổi thuyết trình về Văn học đương đại Nhật Bản của nhà văn Masatsugu Ono.

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

PHỤ NỮ NHƯ LÁ BÙA THIÊNG

(Trần Đức Tiến trả lời phỏng vấn báo điện tử TỔ QUỐC)

(Toquoc)- Nhà văn Trần Đức Tiến có rất nhiều trang viết về phụ nữ và sự có mặt của họ đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt trong tác phẩm của ông. Vậy có hay không sự tương đồng giữa người phụ nữ trong văn học và người phụ nữ ngoài đời? Độc giả sẽ tìm thấy câu trả lời qua cuộc trò chuyện của ông với PV báo điện tử Tổ Quốc.

PHÚ QUỐC - CÁCH THIÊN ĐƯỜNG MỘT GANG TAY

VŨ DUY CHU


    - Phú Quốc cách thiên đường một gang tay!
    Đó là lời phát biểu đầy hưng phấn của một anh bạn sau khi cùng tôi chạy xe máy 49 km từ Bắc đảo xuống cảng cá An Thới, phía Nam đảo, rồi quay về bãi Sao, một bãi tắm đẹp nhất Phú Quốc. Bãi Sao hình bán nguyệt, hai đầu mút là hai dãy núi nhỏ nhô ra biển. Sóng tung bờm trắng xóa trên mặt nước màu lá mạ, nắng sớm mênh mang rời rợi…

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

TRÍ TƯỞNG TƯỢNG

CHU QUÝ


      Xưa nay nói đến trí tưởng tượng là người ta chỉ nghĩ đến văn chương, nghệ thuật và đối tượng sản sinh ra chúng. Hiển nhiên không có trí tưởng tượng thì không có nhà văn, không có tác phẩm nghệ thuật. Điều sơ đẳng này ai cũng biết. Nhưng nếu ai cũng chỉ biết như vậy thì vô tình đã hạ thấp, tự khoanh vùng giới hạn vai trò của trí tưởng tượng.

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

HUY CẬN - THẮP NGỌN LỬA THIÊNG

TRẦN NGỌC TUẤN


      Thi sĩ thắp ngọn lửa thơ để sưởi ấm trái tim có nỗi buồn cố hữu, mênh mang từ vạn kiếp: cô hồn vạn thuở buồn đơn chiếc – có lẽ đêm nay cũng ngủ nhờ; thắp lên ngọn lửa thơ để sưởi ấm trái tim cô đơn giữa bể dâu trần thế, nỗi cô độc đã thầm ghi trên trán – lòng lạc loài ngay từ thuở sơ sinh… Những hạt buồn, hạt cô đơn va chạm làm nên phản ứng nhiệt hạch của nỗi sầu nhân thế: tương tư đôi chốn tình ngàn dặm – vạn lý sầu lên núi tiếp mây…

LÃ BẤT VI

TẠ DUY ANH


        Giầu có vào bậc nhất nước Triệu, có trong tay mỹ nữ vào loại nghiêng nước nghiêng thành, Lã Bất Vi có thể an nhàn, ngao du hưởng lộc trời, hưởng thiên hạ suốt một đời.
        Tưởng chẳng còn cấp nào sướng hơn?
        Có thể ra vào soái phủ như ra vào nhà mình. Bước một bước có kẻ nâng khăn sửa áo. Đầy tớ, gia nhân đầy nhà. Lầu son gác tía. Kẻ cầu cạnh nhờ vả luôn đầy đường, có thể ngồi một chỗ mà bắt thiên hạ theo ý mình.
        Tưởng chẳng còn cấp nào sang trọng, quyền quý hơn? 

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011

VẪN CÒN NGƯỜI TỬ TẾ

TRẦN ĐỨC TIẾN


          1. Năm ngoái, đường phố nơi mình ở bị đào lên để đặt cống thoát nước. Hầu hết các gia đình ở mặt phố phải sửa lại đường ống dẫn nước sạch vào nhà. Có 2 chú thợ của công ty cấp nước đến làm cho nhà mình. Thay một đoạn ống vài ba mét chẳng mất mấy thì giờ, nhưng giữa mùa nắng nóng, các chú cũng mướt mồ hôi.

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011

NHÀ VĂN GIẬT TÍT

HIỀN NGUYỄN


          Nhà văn có tài sản nhiều chữ lắm nghĩa, có thể viết ra hàng chục đầu sách cao ngất ngưởng mà vẫn không ngừng viết, có người còn tuyên bố, khi nào hết chữ… thì thôi. Vậy nên chuyện đặt một cái tít xem ra khá cỏn con, chả khác nào một vận động viên cấp quốc gia cho về làng đi thi. Ấy thế mà xung quanh nó lại có nhiều cái đáng bàn.

CHUYỆN HIẾM TRONG NGÀY THƠ VIỆT NAM

Bài và ảnh: HÀ ANH


          Ngày Rằm tháng Giêng năm nay (2011), lần thứ 2 mình có mặt ở Hà Nội để… xem Ngày thơ Việt Nam. Nô nức, hoành tráng, nhưng cũng lắm lộn xộn và tức cười. Người bảo hay hơn, người chê dở hơn những năm trước. Mình ít được xem, nên chẳng biết thế nào. Cũng lượn ra lượn vào mấy sân thơ, ngó nghiêng chỗ này chỗ nọ, nhưng chìm lấp giữa rừng người chen vai thích cánh, rồi cờ quạt trống phách, rồi thơ với nhạc cứ ngùn ngụt lên ở xung quanh, làm sao chả có cái lọt qua mắt? Như câu chuyện nho nhỏ mà ngẫm ra thấy tồi tội do bạn HÀ ANH kể lại dưới đây…
                                                                             T.Đ.T

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011

BÀNG QUYÊN

TẠ DUY ANH


          Một đời sống chết vì nước Ngụy, ai bảo Bàng Quyên không là một trung thần? Nếu không thế, với binh hùng tướng mạnh trong tay đến ngay cả Tần quốc hổ báo còn phải nhường một bậc, hỏi Ngụy Vương là cái thá gì mà không chém phăng đi để xưng Vương, chỉ còn dưới có trời nữa mà thôi?