Mình xem đi xem lại “Bi, đừng sợ” mấy lần. Xem nguyên bản, chứ không phải xem cái bản “thương binh” ngoài rạp. Phải nói ngay: thích. Cảm thấy gần gũi, rất gần gũi với quan niệm của mình về phim, về nghệ thuật nói chung.
Trang
Các chuyên mục:
Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011
Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011
Tin vui: SỬA LẠI THƠ TRÊN BIA MỘ CỤ TÚ XƯƠNG
TRẦN ĐỨC TIẾN
Chân dung cụ Tú Xương của họa sĩ Trần Quang Trân (NGYM) |
Bài “Kìa ai chín suối…” của mình, viết về những sai sót trong mấy câu thơ khắc trên bia mộ cụ Tú Xương, xuất hiện lần đầu trên blog Trần Đức Tiến ngày 3 -12-2010. Sau đó, mình sửa lại chút ít về câu chữ (nội dung cơ bản giữ nguyên), gửi và đăng trên tờ Văn nghệ Công an, số Tết Tân Mão (2011), dưới nhan đề: “Về mấy câu thơ trên bia mộ cụ Tú Xương”. Một thời gian sau, trên mạng tiếp tục có ý kiến tương tự. Qua mạng, mình cũng được biết thêm: hóa ra trước cả khi mình viết bài báo trên, báo chí nơi này nơi khác cũng đã có bài về vụ này rồi, nhưng không hiểu sao mọi chuyện vẫn rơi vào im lặng.
Tuy nhiên, có một điểm khác giữa bài báo của mình với những bài trước và sau đó: mọi người chỉ đề cập đến một chữ sai trong câu thơ của cụ Tú (chữ “CÒN” khắc sai thành “LẠI”); còn mình thì cho rằng chữ “NGÀN” trong câu thơ của cụ Nguyễn Khuyến ở mặt sau bia cũng sai (lẽ ra phải là “NGHÌN”).
Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011
NẾU CHỈ CẦN ĐÁ ĐẸP...
VŨ DUY CHU
Từ những nhà bình luận bóng đá nổi tiếng đến một người hâm mộ bóng đá vô danh nào đó bao giờ cũng cảm nhận, phân tích một trận đấu với tư cách người thưởng lãm thuần túy. Họ chưa bao giờ có cảm giác của những ông chủ Câu lạc bộ nhìn mỗi cầu thủ siêu sao mấy chục triệu bảng Anh ông mua về đang đá trên sân, có đáng đồng tiền bát gạo không. Người xem đòi hỏi tập thể những siêu sao ấy phải tạo thành dải Ngân hà lấp lánh. Nghĩa là các siêu sao ấy phải đá đẹp, phải chiến thắng đối thủ một cách đẹp mắt nhất.
Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011
Ảnh đẹp của HÀ VĂN ĐÔNG
Mỗi lần ngồi cà phê với nhau ở Vũng Tàu, Đông lại đem những bức ảnh mới chụp ra khoe với mình. Đông đi nhiều, chụp nhiều, có nhiều ảnh được treo trong các triển lãm và được giải thưởng nơi này nơi khác… Trình độ về ảnh của mình thì chỉ dừng ở mức “thợ hình Bãi Sau”. Nên khi nghe Đông hỏi: thế nào là ảnh đẹp, mình ngắc ngứ: “Thế nào là một truyện ngắn hay, may ra lưỡi tôi còn khua khoắng được tí chút. Còn thế nào là ảnh đẹp… Thì đây, ông gửi cho tôi 3 bức này để tôi trưng lên blog. Theo tôi, thế này là ảnh đẹp”.
T.Đ.T.
THÁNG BA PHƯỢNG TÍM
NGUYỄN HIỆP
Em mang bao nhiêu lửa
Trên vạt áo kỷ hà?
Em mang bao nhiêu gió
Trong chiếc gùi sương sa?
…Suốt giêng hai chầm chậm
Cho kịp bước chân em,
Rồi tháng ba ngơ ngẩn
Phượng tím rơi bên thềm…
Có điều gì vỡ ra trong lòng người, dường như là sự dở dang đã làm nên ý nghĩa chính của cuộc đời này. Những cuộc tình không thành, những cuộc rượt đuổi chính trái tim mình cho đến khi rã rụng, những ánh mắt thẳm sâu lặng im hun hút, những nụ cười chua chát tái tê… được con người nói đến nhiều hơn, được thiên nhiên thể hiện nhiều hơn so với những gì viên mãn tròn đầy vốn được gọi tên là hạnh phúc.
Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011
Số hóa các tác phẩm văn học tại Việt Nam
Vào lúc 15h ngày 23/4 tại tại khách sạn Sofitel, số 1, đường Thanh niên, Ba Đình, Hà Nội, công ty Vinapo sẽ ra mắt thư viện Alezaa - thư viện điện tử. Đây là chương trình số hoá các tác phẩm văn học được ứng dụng tại Việt Nam .
Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011
DÂN HÀ NỘI MUỐN THÁO CHẠY KHỎI NỘI THÀNH
ĐÌNH KHANG
SGTT.VN - Sau hàng loạt sự cố về sập, nứt, nghiêng của nhiều tòa nhà, chung cư trong khu trung tâm thành phố và tình trạng giá cả ở nội thành đang trở nên quá đắt đỏ, nhiều cư dân Hà Nội muốn chuyển nhà ra ngoại thành.
Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011
NÓI CHO ĐỒNG BÀO TÔI NGHE
NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI
Một người nói với bạn thân là nhà nghiên cứu kinh tế: hôm nào ông giảng cho tôi hiểu tất cả cái sự biến động kinh tế giá cả này. Mà nói sao cho thật dễ hiểu, sao cho người dân đen “ngu” nhất như tôi hiểu được, chứ đừng có hỏa mù quá nhiều từ chuyên môn như vừa rồi các ông phát biểu trên báo. Tôi không hiểu gì cả.
Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011
XUÂN DIỆU - tình dâng trong mắt thơ
TRẦN NGỌC TUẤN
Thi sĩ run rẩy tựa dây đàn để rung hết cung bậc tình yêu đầy huyền diệu . Còn gì tha thiết hơn bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm – anh nhớ em, em hỡi! anh nhớ em! . Còn gì rạo rực hơn trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá – ánh sáng tuôn đầy các lối đi – tôi với người yêu qua nhè nhẹ - im lìm không dám nói năng chi… Ngôn ngữ dường như bất lực trước xao động của trái tim đang yêu : làm sao cắt nghĩa được tình yêu – có nghĩa gì đâu một buổi chiều – nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt – bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu…
Ban Nhà văn Trẻ tham gia NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH 2011
Với khẩu hiệu “Đọc sách cho ngày mai”, Ngày hội Đọc sách 2011 sẽ diễn ra trong cả ngày thứ 7 (23- 4- 2011) tại Văn Miếu, Hà Nội. Chương trình được triển khai theo Đề án tổ chức Ngày hội Đọc sách năm 2011 của Vụ Thư viện - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch với mục tiêu phát triển Văn hóa Đọc trong cộng đồng, cổ vũ đọc sách và tôn vinh các nhà văn nhà thơ. Nhận lời mời của Vụ Thư viện, Ban Nhà văn Trẻ - Hội Nhà văn Việt Nam, sẽ chính thức tham gia Ngày hội Đọc sách lần đầu tiên được tổ chức tầm quy mô quốc gia, với nội dung chương trình mang tên “Nhà văn và tác phẩm”.
Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011
MỘT BIỂN THÔNG TIN (*)
TRẦN ĐỨC TIẾN
1. Động đất, sóng thần, rò rỉ phóng xạ ở mấy nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản là tin tức được cả thế giới quan tâm nhiều tuần qua. Bên cạnh sự lo lắng, chia sẻ hoạn nạn với đồng loại, người ta còn ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự điềm tĩnh, tính tổ chức cao của người dân đất nước mặt trời mọc. Nhưng tình cờ trong trang mạng nọ mình lại thấy: thật ra thì dân Nhật cũng hốt hoảng, náo loạn; nhưng truyền thông của họ tuyệt đối bỏ qua chuyện này; và đây cũng chính là “bài học” đáng giá với truyền thông nước ta. Mình chẳng biết thực hư thế nào nên không bình luận.
Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011
Tạp chí NHÀ VĂN bộ mới
Bằng sự thay đổi cách trình bày về hình thức và nội dung vấn đề chuyển tải, bắt đầu từ số 4.2011, Tạp chí Nhà văn sẽ ra mắt độc giả với nội dung là những sáng tác truyền thống, kết hợp sáng tác mang tính thể nghiệm, những nghiên cứu lý luận phê bình chuyên sâu về tác giả tác phẩm, gắn với những hoạt động nghề nghiệp và đời sống nhà văn, gắn với thời đại mà công nghệ thông tin phát triển từng ngày từng giờ.
Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011
THƠ MỸ - NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI VIỆT CÒN ÍT BIẾT
Tháng Tư được gọi là tháng Thơ ca của nước Mỹ. Nhân dịp này, chiều ngày 7-4-2011, tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam , nhà thơ Dương Thuấn đã có buổi nói chuyện với nội dung: Thơ Mỹ - những điều người Việt Nam ít biết đến.
Đón đọc: HOÀNG NGỌC HIẾN TRONG LÒNG BÈ BẠN (*)
Sách dày 400 trang, tập hợp những bài viết của bạn bè, đồng nghiệp, học trò (chủ yếu của học trò viết văn Nguyễn Du) về nhà giáo, nhà phê bình nổi tiếng Hoàng Ngọc Hiến. Sách chia làm hai phần. Phần một gồm những “cảm nghĩ” trong buổi lễ mừng sinh nhật nhà giáo Hoàng Ngọc Hiến, do khoa viết văn trường đại học Văn Hoá Hà Nội tổ chức. Qua đó, có rất nhiều điều cảm động và thú vị về Hoàng Ngọc Hiến lần đầu được bật mí.
Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011
THI NHÂN HÀ NỘI Ở LÂM ĐỒNG
NGUYỄN VŨ TIỀM
Tham gia Trại Sáng tác của Hội Nhà văn VN tại Đà Lạt tháng 3-2011, tôi khá ấn tượng về 2 nhà thơ từ Hà Nội vào Lâm Đồng: Vương Tùng Cương và Dư Thị Hoàn.
LÊ ĐẠT - BÓNG CHỮ NGẢ DÀI TRÊN ĐƯỜNG CHỮ
TOAN TOAN
Tại cuộc tọa đàm tối 31-3-2011 ở Trung tâm Văn hóa Pháp, bạn bè, đồng nghiệp, khán giả đã dành gần 3 tiếng đồng hồ để nói về thơ và con người Lê Đạt.
Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011
TÔI THÍCH VIẾT VỚI CẢM GIÁC CỦA NGƯỜI ĐI DÂY
SGTT.VN - Mười bốn tuổi, Linda Lê rời Việt Nam đi Pháp. Hai nền văn hoá dung hoà nhau tạo nên tính cách hiền hậu và lối viết đầy đau thương, căng thẳng.
Cô viết tiểu thuyết đầu tay Un si tendre vampire (Một con ma cà rồng rất dịu dàng) bằng tiếng Pháp, lúc mới 23 tuổi, bằng một giọng văn ảm đạm và độc đáo một cách kỳ dị – giọng văn luôn theo cô suốt các tác phẩm kế tiếp, và Lettre morte (Thư chết – 1999) vọng kính người cha đã mất là tác phẩm đau thương nhất, mê hoặc nhất. Với tiểu thuyết mới ra của cô, Cronos, tấn bi kịch về một nền chuyên chính, Linda Lê biểu lộ một sự hoang dã. Nhưng chất mãnh liệt lâu nay bị kiềm chế trong tác phẩm không hề bộc lộ trong giọng nói hiền dịu, thì thầm của cô.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)