Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Blog của nhà văn NHẬT TUẤN

          “Nhà văn cần phải nói lên sự thật… Nhưng sự thật đó là sự thật nào ? Sự thật của đời sống trong dạng nguyên sơ của nó hay sự thật ghi nhận qua đôi mắt “cán bộ” của nhà văn và được xào xáo qua “bút Trường Sơn viết mực Cửu Long” một thời vốn là văn phòng phẩm quốc doanh không thể thiếu cho bất kỳ ai muốn viết nên chữ nghĩa”?
          …“
Ngay từ 8 năm trước, năm 2003, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã trấn an báo chí: ‘ Văn học ta không hề bế tắc .Chúng ta chẳng việc gì phải bi quan. Chúng ta từng được mùa với tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Trường, Bảo Ninh và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Hiện nay, chúng ta vẫn có những cuốn sách hay, như truyện ngắn Ma Văn Kháng, tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh, gần đây nhất là cuốn Giàn thiêu của Võ Thị Hảo…. Đó là những dấu hiệu tốt lành để chúng ta hy vọng. Văn học ta không hề bế tắc như một số người lầm tưởng’. Trong những dẫn chứng của nhà thơ, chỉ thấy có “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, dăm bảy truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp  phần nào gói ghém được sự thực còn tươi của đời sống, nhưng đó là chuyện của cả vài chục năm trước, còn bây giờ cả hai quý vị này xem ra khó mà rặn được đứa con nào khôi ngô tuấn tú như đứa đầu lòng”...
          Trên đây là 2 đoạn trích ngẫu nhiên trong loạt bài “NHÀ VĂN VÀ SỰ THẬT” của nhà văn Nhật Tuấn đang được đưa lên blog của chính ông.
          Thẳng thừng, sắc lẻm vốn là khẩu khí của nhà văn nổi tiếng này. Phân định đúng sai trong những nhận xét, đánh giá của ông về văn chương Việt Nam đương đại là chuyện của công chúng. Muốn tìm hiểu đầy đủ về bài viết của ông, xin vào “Nhật Tuấn” trong danh sách blog bạn bè của Trần Đức Tiến (cột bên phải trang).

                                                                         T.Đ.T

2 nhận xét: