TẠ DUY ANH
Chẳng khó khăn gì để dẫn ra hàng chục triều đại trong lịch sử, cả phương Đông lẫn phương Tây, bị sụp đổ mà nguyên nhân do nịnh thần. Cũng không khó khăn gì khi vẽ chân dung một kẻ nịnh thần. Trước hết đấy là một kẻ bất tài, khiếm khuyết về mặt nhân cách, coi nói dối và nghệ thuật nói dối như là phương thức tốt nhất để tồn tại và tiến thân. Kẻ nịnh thần thường để lộ ra những mặt hèn kém nhất của mình và đôi khi tận dụng luôn cả nỗi xấu hổ này như một sở trường. Hình ảnh có thể đem ra so sánh là con lợn, con giun, con bọ hung... Và vì thế, xét ở khía cạnh con người với nhau thì kẻ nịnh thần là kẻ đáng thương hại.
Nhưng một chân dung như vậy mới chỉ là “họa bì” (vẽ cái bên ngoài). Bởi vì nếu chỉ như vậy thì sử sách chẳng đến nỗi mất nhiều giấy mực viết về những tên đầy tớ, thậm chí đầy tớ mạt hạng ấy. Những tên đầy tớ này có một tâm địa quỷ sứ, thích được thấy đồng loại đau khổ, khoái cảm với những mưu mô tai quái do mình đặt ra một cách giấu mặt. Tên đầy tớ này coi ông chủ như một thứ bung xung để thỏa mãn lòng hận thù đồng loại của hắn. Điều này giải thích vì sao mà bất cứ kẻ nịnh thần nào cũng cực kỳ ác mó, chỉ có hứng tàn hại người khác, thậm chí cả một dân tộc, một quốc gia. Thời của nịnh thần bao giờ cũng là thời của những bậc đế vương dốt nát, ngu muội, háo danh hoặc đầu óc hoang tưởng. Hy hữu cũng có bậc Đế vương được coi là minh quân nhưng vẫn nuôi nịnh thần, nhưng là “như nuôi một con chó”, để được cảm thông với nỗi khổ Đế vương. Càn Long là một ví dụ.
Nhưng một chân dung như vậy mới chỉ là “họa bì” (vẽ cái bên ngoài). Bởi vì nếu chỉ như vậy thì sử sách chẳng đến nỗi mất nhiều giấy mực viết về những tên đầy tớ, thậm chí đầy tớ mạt hạng ấy. Những tên đầy tớ này có một tâm địa quỷ sứ, thích được thấy đồng loại đau khổ, khoái cảm với những mưu mô tai quái do mình đặt ra một cách giấu mặt. Tên đầy tớ này coi ông chủ như một thứ bung xung để thỏa mãn lòng hận thù đồng loại của hắn. Điều này giải thích vì sao mà bất cứ kẻ nịnh thần nào cũng cực kỳ ác mó, chỉ có hứng tàn hại người khác, thậm chí cả một dân tộc, một quốc gia. Thời của nịnh thần bao giờ cũng là thời của những bậc đế vương dốt nát, ngu muội, háo danh hoặc đầu óc hoang tưởng. Hy hữu cũng có bậc Đế vương được coi là minh quân nhưng vẫn nuôi nịnh thần, nhưng là “như nuôi một con chó”, để được cảm thông với nỗi khổ Đế vương. Càn Long là một ví dụ.
Thời của nịnh thần là mạt vận của chính nhân quân tử; đó là thời của nói dối, bóp méo sự thật, thời của những cuộc giết chóc ngầm, của nỗi lầm than được thi vị hóa, là thời mà mọi sự thật bị bưng bít, xuyên tạc, nhân tài bị ruồng rẫy. Mỗi triều đại chỉ cần có một kẻ nịnh thần đã đủ để nghiêng ngửa, khốn nạn.
Nịnh thần (thường cũng là gian thần) và tham nhũng, là tai họa đẻ ra bởi quyền lực không bị kiểm soát, giống như con vắt sống bám vào việc hút máu. Nhưng nếu tham nhũng là hiện thân cho nỗi hổ thẹn, thì nịnh thần là biểu tượng của suy đồi đạo đức và chính trị. Nó sinh sôi cùng với sự suy tàn và để tạo ra sự suy tàn.
Một nền chính trị tử tế, một chính thể mạnh đồng nghĩa với việc không có nịnh thần và căn bệnh xu nịnh. Nó không chỉ đòi hỏi phải sáng suốt mà còn cần sự cảnh giác cao độ. Bởi vì bất kể ai trong chúng ta cũng có những giây phút đau ốm về mặt tinh thần. Lũ xiểm nịnh - giống như vi rút - chỉ chờ những cơ hội như vậy để thâm nhập. Cũng giống như vi rút, chúng giấu mình ở khắp nơi, luôn luôn với cái vẻ bề ngoài khả tin khả ái.
T.D.A
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét