Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

Nhà thơ TRẦN NHUẬN MINH trả lời phỏng vấn tạp chí QUÊ VIỆT HẢI NGOẠI

VĂN HỌC
VÀ HIỆN THỰC ĐẤT NƯỚC HÔM NAY

 (Trần Thiện Khanh thực hiện) (*)


Nhà thơ Trần Nhuận Minh

1. Thưa nhà thơ Trần Nhuận Minh, ông có cho rằng văn học cần phải phản ánh hiện thực không? Nếu văn học phản ánh hiện thực, thì theo ông cần hiểu hiện thực và sự phản ánh hiện thực đó trong văn học như thế nào cho đúng? Điều gì quyết định chất lượng và tầm vóc của một tác phẩm văn học. 
Nhà thơ Trần Nhuận Minh:
        Văn học có chức năng phản ánh hiện thực, điều ấy có lẽ không có gì để bàn. Cái có điều để bàn là hiện thực gì, hiện thực đó được nhìn bằng con  mắt mở hay bằng con mắt  khép, thậm chí không nhìn bằng mắt. Rồi hiện thực đó được phản ánh qua thể loại nào, ví như hiện thực của thơ không giống với hiện thực của tiểu thuyết,  không phải chỉ ở dung lượng mà ở bản chất của nó, dù cùng một tác giả và viết cùng một phương pháp sáng tác.

Thơ NGỌC BÁI

NGỌC BÁI


Lập trình


Không thể khác và còn gì để khác
Những câu thơ định mệnh đã lập trình
Đồng khô hạn
Qua giêng hai sao còn rét?
Lá tàn dần xin cứ hỏi mùa đông

Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011

TẾT TRONG MỖI NGƯỜI

PHAN TRIỀU HẢI


          Mùa xuân tuyết tan, cây đâm chồi nảy lộc. Chim hót líu lo. Mặt trời sáng bừng, và trời xanh. Câu này nghe quen, nhưng đó là mùa xuân ở đâu, chứ tôi nay thật sự đã được tận hưởng mùa xuân ở mọi miền đất nước rồi nên mới biết điều lẽ ra không cần đến gần bốn mươi năm để biết, rằng cả nước vào xuân nghĩa là miền Bắc đón những đợt rét tái tê người, miền Trung là những cơn mưa sụt sùi bất tận, còn miền Nam thì nắng như đổ lửa.

Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011

GÃY CHÂN TRÁI, ĐÈ CHÂN PHẢI RA BÓ BỘT

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Trong truyện ngắn “Khối u” của mình (đã đăng báo, in sách từ lâu), nhân vật “hắn” nghi ngờ mình có cái u ở trong bụng, bèn tìm đến phòng mạch. Tay bác sĩ làm siêu âm cho “hắn” xong, kết luận: không có gì cả. “Hắn” không tin, rủa thầm trong đầu: “Mẹ! Chẳng tin được thằng nào. Gãy chân trái thì đè chân phải ra bó bột. Cắt ruột thừa xẻo luôn dạ con. Mổ mắt trái cho mù luôn mắt phải…”.

HOA TRONG MƠ

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Tết đến thì thường nhà nào cũng có hoa. Nhà giàu chơi hoa kiểu nhà giàu, còn bình dân lại có hoa dành cho bình dân. Chợ hoa tết thượng vàng hạ cám, từ chậu mai giá tiền triệu đến những giỏ hoa chỉ chục ngàn đồng. Cúc vạn thọ, hồng, thược dược, mào gà, sống đời... tất cả đều trồng sẵn trong những chiếc giỏ tre lót ni lông đựng đầy đất mùn, nở hoa tươi rói. Mua những giỏ hoa này về trưng la liệt ngoài sân, ngoài vườn cũng là cách "chơi" quen thuộc của nhiều người dân nơi đây.

MÙI

TRẦN NHÃ THỤY

                                                                                                           Tặng K.


Cánh đồng chạy dài tới chân núi.
Tôi quyết định bỏ lại chiếc xe gắn máy trên con đường lớn để đi trên những bờ cỏ dẫn về hướng núi. Chiều dần buông. Bàn chân dần đau ê ẩm và mồ hôi bắt đầu túa ra. Tôi nghe thấy mùi của cơ thể mình bắt đầu “bốc” lên sau một ngày lang thang nắng gió không tắm gội. Thế nhưng, càng bước đi, tôi như quên mùi của mình, hay mùi cơ thể tôi đang bị gió thổi phai dần đi? 

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

Cuộc thi truyện ngắn

báo VĂN NGHỆ (2011 - 2012)

          Sáng 27/1, tại trụ sở báo Văn Nghệ (17 Trần Quốc Toản, Hà Nội) đã diễn ra “Lễ phát động cuộc thi truyện ngắn 2011 – 2012”.
          Cuộc thi hoan nghênh mọi tìm tòi, khám phá cả nội dung lẫn hình thức; quan tâm đặc biệt những tác phẩm đề cao các giá trị nhân văn, góp phần hoàn thiện xã hội, con người trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, nâng cao chất lượng truyện ngắn, phát hiện và cổ vũ kịp thời những tài năng văn học mới.

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

THẾ GIỚI ĐỒ CŨ

PHAN TRIỀU HẢI


Có lẽ không ai khổ bằng những người sống cùng nhà với một tay mê đồ cũ. Tất nhiên rồi. Ai mà chịu nổi cảnh một ông chồng có bao nhiêu tiền đều đổ vào mua sách, mua bình, mua đĩa… những thứ rách nát, móp mép, ve chai lạc xoong với người trần mắt thịt. Trong khi hàng xóm đã xem HD thì nhà vẫn chiếc tivi 14 inches sắm từ thời World Cup 98 đáng liệt vào dạng đồ cũ phủ bụi lại chẳng được ngó ngàng. Đã thế, thỉnh thoảng lại còn tha về một đám bạn cùng chí hướng ngụy trang áo bỏ trong quần, nhưng vẫn lộ hình dung cổ quái vì ông chồng phổng mũi giới thiệu tay này đang có bộ đồ cổ trị giá cả triệu đô, còn quyển sách tay kia đang giữ là vô giá. Nghe phát khiếp, nhưng không ông nào chịu bán bao giờ.

THÂN PHẬN CỦA SÁCH, THÂN PHẬN CỦA NGƯỜI

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Ra Hà Nội lần vừa rồi, T.H. đem cho mình một đống sách. Lật từng quyển, nàng hỏi: đọc chưa? Mình bảo: chưa. Nàng lại bảo: quyển này hay lắm, quyển này rất hay, quyển này nữa, đọc đi. Mình bảo: quyển nào của em cho không hay cũng thành hay hết, khỏi phải giới thiệu. Mình nhìn vào mắt nàng, biết tỏng là nàng chẳng đọc quyển nào.

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

LÊN NÚI CUỐI NĂM

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Đã thành lệ, khoảng mươi năm nay, chọn một ngày đẹp giời cuối năm âm lịch, lúc thiên hạ đã bắt đầu chộn rộn đón Tết, hội đi núi lại rủ nhau lên núi liên hoan tất niên. Những năm đầu trèo lên tận đỉnh Núi Lớn, trên ấy có một khoảng không gian mênh mông tuyệt đẹp. Rừng “anh đào” (anh đào Vũng Tàu) đang cữ rộ hoa, cả đỉnh núi rực một màu hồng. Rượu, bánh chưng, giò chả và các thứ đồ ăn thức uống mang sẵn từ nhà đi, chỉ việc trải mấy tấm nilon, mấy tấm bạt ra trên vạt cỏ là có ngay một mâm cỗ thịnh soạn.

Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

Mấy bài học rút ra từ TỰ BẠCH của một thiên tài




TẠ DUY ANH


Tôi phải nói trước rằng, đây là lần đầu tiên tôi được đọc những lời Tự bạch của văn hào Lep Tônxtôi qua bản dịch của phó giáo sư Phạm Vĩnh Cư. Tôi chưa hề được đọc một tác phẩm cùng loại nào như vậy. Phần lớn cuốn sách nói về những trải nghiệm tôn giáo, trải nghiệm tư tưởng phức tạp của nhà văn, dẫn đến những định hướng cho phần còn lại cuộc đời ông, đều ở cấp độ thiên tài, là điều vẫn đang nằm ngoài khả năng thu nhận của tôi. Những gì tôi sắp nói đến chỉ giới hạn ở phần nhỏ của cuốn sách, có thể ít người chú ý, đó là những lời tự thú về tội lỗi của nhà văn, những suy nghĩ của ông về nghề nghiệp, về đồng nghiệp, về xã hội, về mỗi cá nhân nhỏ bé…Qua đó tôi sẽ cố gắng rút ra cho riêng mình một vài bài học hữu ích. 

NGƯỜI THÌ CHƠI VỚI AI?

TRẦN NHÃ THỤY


Có lần, một “bạn hiền” gọi điện rủ đi nhậu, tôi kêu con đang bịnh phải đưa bịnh viện, tiếc quá không tới được.
Vậy, thôi nghen” - điện thoại cúp cái rụp, khiến cho tôi lúc đó mặc dù không muốn kéo dài cuộc trò chuyện cũng cảm thấy thật chưng hửng.

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

Đọc lại bài thơ "ÔNG ĐỒ" của VŨ ĐÌNH LIÊN

NGUYỄN HƯNG QUỐC


          Ở Việt Nam, liên quan đến đề tài Tết, có lẽ không có bài thơ nào được phổ biến rộng rãi cho bằng bài “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên (1913-1996):

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

CỤ ĐỒ NHƯNG

TRẦN ĐỨC TIẾN


                                                                           Những người muôn năm cũ
                                                                                                     Hồn ở đâu bây giờ...
                                                                                                                  (VŨ ĐÌNH LIÊN)


          Tôi lên năm tuổi, mẹ cho tôi sang học chữ cụ đồ Nhưng.
          Ngày trước cụ đồ Nhưng dạy chữ nho. Sau này không ai học chữ nho nữa thì cụ chuyển sang dạy chữ quốc ngữ, nhưng mọi người trong xóm vẫn quen gọi cụ là cụ đồ.
          Tôi trở thành học trò của cụ cũng là sự tình cờ.

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

ĐOẢN VĂN CUỐI TUẦN - 7

TRẦN ĐỨC TIẾN



THẢ HY VỌNG

         
          Hăm ba tháng Chạp ông Táo lên trời. Nhiều người cúng xong, thả con cá chép thật khoẻ, thật đẹp tiễn ông làm ngựa cưỡi. Ngựa càng khoẻ thì ông đi càng nhanh, đi đến nơi về đến chốn. Bản báo cáo của gia đình cũng nhờ thế mà sớm lọt tai Trời. Trời chỉ một Trời, mà Táo quân thì muôn triệu. Chắc cũng như hạ giới, làm sao tránh được cảnh xếp hàng chầu chực bên ngoài…

NHÀ VĂN QUÈN & ĐẠO DIỄN LỪNG DANH

Truyện ngắn của TRẦN NHÃ THUỴ


          Trần Nhã Thuỵ là một trong vài ba nhà văn trẻ mà mình thích. Truyện này có thể chưa phải là hay nhất của Thuỵ, nhưng rõ ràng Thuỵ rất có ý thức đổi mới - nhất là đổi mới cách viết.
            Nói cho cùng, cách viết mà không mới thì viết làm quái gì, và đọc làm quái gì cho phí (rượu / thì giờ / sức khoẻ/ v.v…).
                                                                                                T.Đ.T
                                                                                   *
                                                                                *    *

NGHÈO

TẠ DUY ANH


          Suốt bao nhiêu năm, cả khi tôi đã lớn, vẫn thấy cha tôi giữ nguyên vẻ mặt “khôn hơn người” khi ông kể về việc ông đã bảo vệ thành phần cố nông của gia đình tôi như thế nào: cố nông chứ quyết không là bần nông. Bằng sự hãnh diện của cha, tôi hiểu rằng cố nông “sang” hơn bần nông. Cố nông là chẳng có thước đất cắm dùi, là quần mê áo đụp, chỉ cách những người chết đói đúng một gang tay, trong khi bần nông tức vẫn còn có thể thoi thóp qua ngày.

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

LÊN XE XUỐNG NGỰA

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Cách đây hơn chục năm, mình đã ngạc nhiên khi thấy một ông trưởng phòng ở chỗ mình về hưu mà… không chịu về. Lúc đương chức, ông ấy có một cái phòng làm việc riêng. Nhận quyết định hưu, ông nhất định không giao lại cho cơ quan chìa khoá căn phòng ấy. Cứ đôi ba ngày ông lại phóng xe đến, mở cửa phòng, vào trong rồi đóng cửa lại. Chả ai biết ông làm gì bên trong. Đọc báo. Viết lách. Hay đơn giản chỉ để hít thở cái bầu không khí công chức đã trở nên quen thuộc đến không thể thiếu được trong suốt cuộc đời cạo giấy. Ít lâu sau, cơ quan thiếu chỗ ngồi làm việc, tay chánh văn phòng tự động mở cửa phòng ông, cho người vào. Thế là giữa ông và hắn xảy ra một trận xô xát, suýt nữa có đổ máu. Chuyện này mình đã kể lại trong truyện ngắn “Chậm dần đều”.

Thơ TRẦN NGỌC TUẤN

TRẦN NGỌC TUẤN


Thư xuân

Cây đông trút sạch lá ưu phiền
Hồn như mai nở mở tân niên
Suốt mùa khổ hạnh nương thanh tịnh
Một chén xuân ươm chếnh choáng thiền.

CHỈ SỐ HẠNH PHÚC

PHAN TRIỀU HẢI


Gần sáng đang mơ một giấc ly kỳ bỗng một thanh niên hung hãn xuất hiện. Thay vì đứng lại hỏi cho rõ đầu cua tai nheo biết đâu chú ấy đang muốn đuổi theo ai khác thì tôi bỏ chạy. Hy vọng chỉ trong mơ mới ngốc thế này, nhưng quá muộn, chạy cũng có nghĩa đã vơ tội vào mình, tôi chỉ biết chạy thôi. Được một nỗi càng chạy càng sảng khoái, như thể không phải là chạy mà là đang thưởng thức một món ngon lành, ừng ực nuốt gọn từng bước chân.

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

ANH BA CHÂN

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Cái tên Ba Chân nghe buồn cười. Anh nào chả 3 chân, trừ những anh chuyển đổi giới tính mình không biết. Nhưng ở trường hợp này tên rất hợp với người. Trước hết vì Ba Chân khá chân thành. Sau nữa, trải qua bao nhiệm kỳ trong chốn quan trường, anh vẫn trụ được ở vị trí ấy, chẳng lên cũng chẳng xuống, vững như kiềng ba chân.

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

NGỒI VÀO HOA HỒNG

TÔ HẢI VÂN


Hai ông bà già đi xe buýt. Xe đông. Có một người đàn ông bước lên xe, một tay cầm cặp, tay kia cầm một túi nylon, trong túi là những cây hoa hồng, thấy đầy nụ và những ngọn hồng mập mạp vươn lên đung đưa. Chưa có chỗ ngồi, ông ta đứng cạnh hai ông bà già, tựa hông vào ghế, cái túi đung đưa. Hai ông bà già nhìn người ấy, ánh mắt đầy thiện cảm. Chắc là một người tử tế, có sách và có hoa.

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2011

THÁNG CỦA QUAN THAM

TẠ DUY ANH


Sau khi đọc bài “Tháng củ mật” của tôi trên báo Nông nghiệp Việt Nam một độc giả (xin được giấu tên) viết thư cho tôi, nội dung như sau: “Ông cho tôi được phép nói thẳng nhé! Xưa kia các cụ gọi tháng Chạp là “tháng Củ mật” bởi tháng ấy nhiều trộm đạo, mọi người (nhất là các tuần đinh) phải củ soát cẩn mật. Xét cho cùng cũng vì đói mà đầu gối phải bò. Chả lẽ để ba ngày Tết tro tàn, bếp lạnh, chả lẽ để chủ nợ chiều ba mươi réo cụ, kị ông bà lên mà chửi.

SỐ PHẬN BIỆT THỰ

TRẦN CHIẾN


         Mỗi ngôi nhà đều có tâm hồn người ở trong đó, nhất là của người ở đầu tiên, đã xây cất, đã toan tính những gì nhà phải thỏa mãn. Vậy thì, hồn cốt những ngôi biệt thự ra sao?

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

ĐỒNG HỒ BÁO TỬ

Truyện ngắn của TRẦN ĐỨC TIẾN

          Đọc bài "Đồng hồ sinh học" của mình trên blog cách đây ít ngày, có bạn đề nghị được đọc thêm truyện ngắn "Đồng hồ báo tử".
          Như mình đã nói ngay từ đầu: sẽ rất hạn chế đưa truyện ngắn lên mạng. Nhưng trước yêu cầu của các bạn, làm sao mình có thể chối từ?
                                                                    *
                                                                 *    *

BÀN TAY CẦM BÚT

PHAN TRIỀU HẢI


          Buổi chiều ra quán, đang lách tách gõ, tình cờ vướng vào một trang của The Paris Review có phỏng vấn Paul Auster. Tác giả Moon Palace nói gì cũng hay, nhưng thú vị nhất là việc ông luôn viết tay, dùng bút máy, thỉnh thoảng bằng bút chì, bởi khi viết “có thể cảm thấy chữ đi ra từ chính cơ thể mình.” Đọc đến đó chợt nhớ chuyện họp lớp gần đây.
                                                           

Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2011

ĐOẢN VĂN CUỐI TUẦN - 6

TRẦN ĐỨC TIẾN



CƠM HÀ NỘI

          Lâu lâu ra Hà Nội một lần, anh lại có cái thú được cùng bạn bè đi ăn cơm. Người Hà Nội nấu ăn ngon đã đành, họ còn tinh tế cả trong việc tạo không khí cho quán ăn của họ. Lịch sự, ấm cúng. Đèn sáng vừa phải. Nhạc mở vừa phải. Người phục vụ luôn giữ khoảng cách cần thiết với khách hàng, không quá săn đón hỏi han khui bia rót rượu…

NHÀ TÔI SỐ MỘT TRĂM SÁU CHÍN...

TRẦN ĐỨC TIẾN

          Còn đang bệnh thì chị L. đã tìm đến nhà, nhờ mình làm đại diện cho nhà gái trong lễ ăn hỏi con gái chị sáng nay. Chị L. là vợ anh Hoàng Trung Thuỷ - nhà thơ, người bạn thân thiết của mình, đã mất năm 1998. Mình đành phải gọi điện cho T., nhờ T. đóng thế vai cho mình (chứ tiếp khách long trọng như thế mà 15 phút lại phải chạy vào toilet thì hỏng). T. nhận lời, và đã hoàn thành “vai diễn” của mình một cách xuất sắc.
          Ngồi dự đám hỏi, chợt thấy nhớ và thương Hoàng Trung Thuỷ mất sớm, không được chứng kiến gương mặt đứa con gái út của mình rờ rỡ hạnh phúc như thế kia. Lại nghĩ: tí nữa về nhà, sẽ đưa lên blog bài mình viết về Hoàng Trung Thuỷ. Bài viết cách đây mấy năm, đưa lại vào dịp này, cũng coi như thắp một nén nhang để tưởng nhớ bạn.
                                                                 *
                                                              *    * 

Đi họp về

TRẦN ĐỨC TIẾN

          Mình ra Hà Nội từ ngày 5, đến 13 mới về. Gần mười ngày hưởng cái lạnh tê tái trên đất Bắc. Nghe nói năm nay còn lạnh hơn nhiều năm lạnh nhất. Chưa có lần nào mình ra Bắc vào cữ lạnh mà phải mặc thêm áo len bên trong áo khoác. Lần này, không những áo len, mà còn phải quàng cả khăn len. Nằm trong phòng khách sạn kín như bưng, nửa đêm dậy đi tiểu, run cầm cập. Hẹn T.C ngồi với nhau một buổi, cuối cùng, vì lạnh quá, thương hắn phải đi xa, nên thôi. Định họp xong đi chơi Phú Thọ, Lạng Sơn với H.P.P vài ngày, cũng thôi nốt. May còn có buổi trưa ngồi uống bia, ăn chả ốc với T.D.A ở một cái nhà hàng trong khu sinh thái rộng mênh mông, gió hun hút.

Thứ Tư, 5 tháng 1, 2011

LỖI HAY TỘI?

TẠ DUY ANH

        Lâu nay, cả trên các loại văn bản lẫn trong quan niệm, từ lãng phí được hiểu như một lỗi trong sinh hoạt. Nếu có ai đó mắc phải chỉ cần anh ta nhận lỗi là xong. Lỗi còn xa mới đến tội. Mà chưa thành tội, chưa bị khép tội thì còn khuya mới làm gì được nhau!

Thứ Ba, 4 tháng 1, 2011

MỘT BỮA ĂN TƯƠI

THANH CHỦ


Hôm ấy là ngày cuối tháng. Cửa hàng Thực phẩm Quốc doanh Thị xã Hà Đông bán lòng lợn, bán bù cho những ô phiếu thực phẩm trong tháng không có hàng.
Lão Hô dậy từ 4g30 sáng và bắn liền hai phát thuốc lào. Réc..réc…réc… Tỉnh ngủ. Thế là lão ra cửa hàng thị xã. Hôm nay đến lượt lão đi mua thực phẩm cho cả nhóm. Lão tưởng mình đến cửa hàng sớm nhất, hoá ra đến nơi, đã thấy cả một đống người chờ chực. Kẻ lững thững đi tới đi lui vặn người rốp rốp, kẻ ngáp dài uể oải, kẻ luôn luôn dòm đồng hồ.

2 bài thơ TRẦN NGỌC TUẤN

TRẦN NGỌC TUẤN


Trà sớm

Qua đêm phiền não tan rồi
Ấm ly trà sớm ta ngồi với ta
Hiên ngoài vài giọt sương sa
Tan trên chồi biếc chan hòa nắng mai

QUẸC, QUẸC, QUẸC... XÈO!

TRẦN ĐỨC TIẾN

          Đấy là tiếng đũa đảo qua đảo lại trong chảo, và sau cùng là tiếng bát nước muối đổ ụp xuống chảo lạc rang vừa chín tới còn nóng rãy trên bếp.

Thứ Hai, 3 tháng 1, 2011

NGÔI NHÀ TRÊN MẶT ĐẤT

TRẦN ĐỨC TIẾN

          Giữa biển thông tin sôi sục với những ngọn sóng lừng đủ sức làm chao đảo thế giới: giải cứu 33 thợ mỏ Chi Lê, rò rỉ thông tin WikiLeaks, đấu pháo giữa hai miền Nam-Bắc Triều…, thì cái tin nhỏ đăng trang áp chót của một tờ báo ra hàng ngày chỉ giống như một bàn tay chới với nhô lên khỏi mặt nước. Cô giáo Đông Anh, 27 tuổi, từ tỉnh Hắc Long Giang tới thủ đô Bắc Kinh với hy vọng đổi đời. Mỗi tháng cô kiếm được khoảng 3.000 nhân dân tệ, khoản thu nhập khá lớn so với ở quê, nhưng vẫn không thể đủ tiền để thuê một căn hộ. Cô phải trú trong một căn phòng dưới tầng hầm của một toà nhà chung cư, chỉ đủ chỗ kê một chiếc giường, chiếc tủ nhỏ và cái bàn. Tuy thế, cô vẫn còn được ở gần mặt đất hơn rất nhiều những gia đình khác… (*).

Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2011

SÀI GÒN - Buổi sáng ngày 1-1-2011

Chùm ảnh của ANH QUANG

          Mình rất ít khi đến Sài Gòn, đơn giản vì không thích. Nhưng lần này lại có mặt ở đấy đúng vào ngày đầu tiên của năm mới 2011. Ngồi một mình ở cái quán cà phê bên này đường (đường gì không nhớ), nhìn sang Nhà thờ Đức Bà. Không vui, không buồn, chẳng chán nản cũng chẳng chờ đợi, hy vọng. Những cảnh đời lọt vào mắt một cách tình cờ...  (A.Q)