Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

Về xuất xứ bức tranh NHÀ THƠ TÚ XƯƠNG

PHẠM TRỌNG THANH


    Báo Văn nghệ Công an số Xuân Tân Mão, chuyên mục Đời sống văn hoá văn nghệ trong nước, trang 19, sau bài "Về mấy câu thơ trên bia mộ cụ Tú Xương" của nhà văn Trần Đức Tiến, báo in kèm bức tranh với lời chú dẫn: "Bức tranh thường được các báo in với lời chú thích là "Nhà thơ Tú Xương" mà không ghi chú xuất xứ từ đâu? Và căn cứ vào yếu tố nào để hoạ sĩ thực hiện bức vẽ?".

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

TÔN TẪN

TẠ DUY ANH


          Một cơn lốc ào ào, cuốn theo bụi và lá vàng mù mịt. Quái, trời đầy sao mà lại có lốc xoáy? Còn đang ngơ ngác tự hỏi thì bỗng đâu một khuôn mặt người hiện ra, vầng trán vằng vặc, mặt thư sinh sáng sủa. Duy chỉ có cặp mắt là vẫn buồn, như hai ngàn năm trước.

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

CỜ BẠC, ĐÁ GÀ, BỎNG NGÔ VÀ NHỮNG MẠNG NGƯỜI

NGUYỄN THẾ THANH


          Ngày 20.2.2011 có thể được xem là ngày khá kỳ lạ. Ít nhất là sự kỳ lạ được nhận biết qua hệ thống thông tin.
          Cái ngày ấy, ở Long An, bà Trần Thuý Liễu (nội trợ) thừa nhận với cơ quan công an về hành vi đốt chồng (nhà báo Hoàng Hùng), dẫn đến cái chết của anh. Ở An Giang, ông Phùng Hoài Anh (lái xe ôm) tưới xăng đốt vợ (làm nghề bỏ mối chổi lau ngoài chợ, bị phỏng 72%) và đứa con 18 tháng (phỏng 20%). Ở Latvia (một quốc gia ở châu Âu thuộc Liên Xô trước đây), một thanh niên 27 tuổi (có giấy phép sử dụng súng) bắn chết một người đàn ông 42 tuổi trong rạp chiếu phim, khi rạp này đang chiếu bộ phim tranh giải Oscar 2011 Thiên nga đen (Black swan).

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

LẠI CHUYỆN BÚT DANH

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Một buổi sáng mà có đến 4 - 5 cuộc gọi với cùng nội dung: sao thế, hồi này đốc chứng ra hay sao mà đi làm thơ? Mình hết sức ngạc nhiên. Quả thật đã từ lâu lẩu lầu lâu, mình có dám động bút viết liều câu thơ nào? Lâu đến nỗi, có lần một ông bạn học cùng hồi lớp 10 đọc cho nghe một bài thơ rồi đố biết của ai, mình đã ngớ ra. Chịu chết. Mà sao lạ cái ông bạn này, thơ dở ẹc cũng nhớ, lại còn đọc vanh vách nữa. Ông ấy nhìn cái mặt thộn của mình, cười: của cậu chứ của ai! Mình giãy nảy. Nhưng muộn rồi. Hoá ra là của mình thật. Cho dù là của mình cách đây bốn chục năm. Ngượng chín người từ đầu xuống chân.

EMAIL XANH

Thơ  ÁNH HUỲNH


Email xanh 


Đã chữ điền hơn
Đã trái xoan hơn
Trút hết giọt nước cuối cùng
Cơn mưa giã từ
Gương mặt thành phố

NGỌN SU SU LUỘC

PHAN TRIỀU HẢI


          Lần đầu tiên tôi biết cái món ăn ấy là vào một buổi chiều sương lan vào đến tận phòng bếp của một khách sạn nhỏ trên Tam Đảo. Bạn bè cùng đi gọi: “Làm cho một đĩa ngọn su su luộc”. Đấy, ngọn su su luộc là thứ tôi chưa biết bao giờ.

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

CÙNG ĐỌC VÀ SUY NGẪM

PHẠM QUANG TRUNG


          Mình đi vắng 5 hôm, về nhà mở Email, thấy bài viết của nhà lý luận phê bình Phạm Quang Trung gửi tới kèm vài dòng đại khái: đọc thấy được thì đưa lên blog cho vui!
          Ơ hay, bài viết công phu, cẩn trọng đến thế, không đưa lên cho mọi người cùng đọc thì còn đưa bài nào? Tất cả những gì công phu, cẩn trọng - cũng tức là tự ý thức được sự nghiêm túc của cái công việc (viết lách) đang làm - gửi đến, dù có hợp ý mình hay không, mình đều vô cùng trân trọng.
                                                                                                                         T.Đ.T 

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011

DIỄN

TÔ HẢI VÂN


Bây giờ là mùa cưới, đi đâu cũng gặp đám cưới. Cưới, tất nhiên đó là chuyện tốt, vì nó chứng tỏ thiên hạ còn thích nhau, chưa chán nhau. Nhưng có chuyện này vui vui. Đó là những đôi đi chụp ảnh cưới. Cứ quan sát mà xem, hay lắm. Cô dâu, dù rét chết đi được, răng va lập cập, nhưng vẫn váy trắng hở vai hở lưng hở tay, mình trông thấy rùng mình. Và vẫn cố nhoẻn miệng cười duyên. Cái duyên rất gượng. Còn chú rể thì phờ người vì bế cô dâu nặng quá. Nhưng chắc cả hai mệt vì ông phó nháy. Nào nào, cười lên, nào, cô dâu, nghiêng người một tý, nào, chú rể phải tươi lên, nhìn đắm đuối vào, đấy, sát môi vào, tay để thế kia à? Ấy ấy, ra sát mép hồ chút nữa cho lãng mạn... Cẩn thận dẫm vào váy cưới rồi ông trẻ ơi... Chụp xong ảnh cưới, hai đứa về nhà thở dốc như đi vật trâu.

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

Ngày 13-4-2036, thiên thạch sẽ tàn phá trái đất?

HẠO NHIÊN


          Xin mời chư vị đọc bài này, để buồn đừng sụp đổ, mà vui thì cũng đừng có tớn lên. Nhé!


                                                                                 ***

        Các nhà khoa học Nga vừa đưa ra dự đoán khủng khiếp: thiên thạch Apophis nhiều khả năng sẽ đâm vào Trái đất đúng ngày 13.4.2036.
        Phát biểu với Hãng thông tấn RIA-Novosti, giáo sư Leonid Sokolov của Đại học Quốc gia St.Petersburg cho hay Apophis sẽ tiếp cận Trái đất ở khoảng cách từ 37.000 đến 38.000 km vào ngày 13.4.2029. Hung thần này sẽ quay trở lại vào đúng ngày này 7 năm sau và có thể đâm thẳng vào Trái đất, gây nên hậu quả thảm khốc.

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011

Về sân thơ HIỆN ĐẠI

trong NGÀY THƠ VIỆT NAM lần thứ IX


HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Ban Nhà văn Trẻ
---- ■ ----

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Sân thơ Hiện đại 2011 sẽ rực rỡ sắc màu cảm xúc

Sau nhiều tháng miệt mài chuẩn bị, Sân thơ Hiện đại 2011 đã sẵn sàng.
Từng được gọi là Sân thơ Trẻ, Sân thơ Hiện đại 2011 sẽ có nhiều đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung. Đó là một không gian thơ trẻ trung, hiện đại, rộng mở, có sự biểu diễn, tương tác và giao lưu của những nhà thơ trẻ đã định hình được chỗ đứng của mình trong lòng công chúng, và các tác giả mới xuất hiện nhưng hứa hẹn sẽ đem lại những cảm xúc thơ tươi mới trong lòng độc giả.

GÀ GÁY TRÊN ĐẦU NGỌN TRE

NGUYỄN HIỆP


May cho tôi là vẫn đang sống ở miền quê, mà có ra phố, có áo xống nai nịt, lên xe xuống ngựa gì đi nữa thì cái tính “nha quệ” của tôi cũng không thay đổi, đã thành máu thịt, nhờ vậy mà tôi vẫn thói quen tính thời gian: gà gáy, đứng bóng, chạng vạng… và yêu những bài hát làng quê mộc mạc. Trong làng bây giờ tìm không ra ngọn tre nào nhưng chỉ cần nghe tiếng gà gáy thôi là người cứ như bị ai bắt mất hồn.

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

Họp báo về

NGÀY THƠ VIỆT NAM lần thứ IX


Sáng nay, 11-2-2011, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức họp báo công bố Ngày thơ Việt Nam lần thứ IX với chủ đề "Đất nước - Mùa xuân". Ngày thơ hứa hẹn sẽ mang đến cho người yêu thơ cả nước những điều mới mẻ với một không gian văn hóa Ngày thơ đặc sắc, đậm không khí lễ hội.Với chủ đề "Đất nước - Mùa xuân", Ngày thơ VN lần thứ IX sẽ kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và 70 năm Người trở về trực tiếp lãnh đạo Cách mạng VN. Vì thế, thay vì rước lửa từ Đền Hùng về Văn Miếu Quốc Tử Giám như năm ngoái, năm nay Hội sẽ tổ chức lễ rước Đất và Nước. "Nước" lấy từ suối Lê-nin do nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội và đoàn nhà văn lên Cao Bằng rước về. "Đất" lấy từ vườn Kim Liên quê Bác do nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội, rước về.

Người đầu tiên đề xuất NGÀY THƠ VIỆT NAM

TRẦN NHUẬN MINH


       Đến bây giờ thì Ngày thơ Việt Nam đã thành một lễ hội văn hoá mới, rất quen thuộc, không chỉ với các nhà thơ và những người yêu thơ Việt Nam. Nhưng người đầu tiên đề xuất là ai? Tôi xin thưa: nhà thơ, đại tá Vương Trọng, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội (Hà Nội). Ông đề xuất ở đâu và vào thời gian nào? Xin thưa: tại hội trường Khách sạn Công đoàn Bãi Cháy trong Ngày thơ Quảng Ninh lần thứ VII, ngày 29 tháng 3 năm 1994.

CHỌN LỰA CÁ NHÂN

PHAN TRIỀU HẢI


         Luôn là lối đi và phía trên.
        Nếu không còn hàng ghế phía trên thì cũng là lối đi. Phải ngay lối đi. Tôi bao giờ cũng chỉ thích ngồi như thế. Ngồi ở lối đi có gì tiện lợi? Nhiều chứ. Bạn có thể co duỗi thoải mái dù chỉ là mỗi chân trái khi ngồi cánh phải, chân phải khi ngồi cánh trái. Bạn có thể chọn báo cực nhanh nếu chưa kịp lấy vài tờ ở quầy. Bạn có thể ăn uống tưng bừng vì khi cần, đi lên đi xuống chẳng phiền hà ai. Bạn có thể quan sát các cô tiếp viên hàng không ở khoảng cách rất gần. Chưa hết, máy bay vừa đáp còn lăn bánh, bạn đã có thể tháo đai an toàn đứng dậy mở ngăn chứa hành lý, án ngữ sẵn ở lối đi, trừ phi bị cô tiếp viên cách đấy vài phút còn duyên dáng nhỏ nhẹ, tức giận hét toáng lên…

NHỊP ĐẬP PHỐ CŨ

TRẦN CHIẾN


        Hồi nhỏ tôi ở Hàng Buồm, trong khu phố bây giờ được định danh là "cổ". Những ngôi nhà ống chật chội chen chúc người tứ xứ, đa phần dân nghèo, nghĩ ngợi rất đơn giản. Vào sâu hun hút là nhà bếp, hố xí bẩn thỉu, hàng xóm chán nhau mà gặp mặt không chào lại trách móc. Tôi đã không thể yêu "cái tổ" của mình, mặc dù nó có cấu trúc tương đối gọi là "di sản" bây giờ: nhà ống nhiều ngăn chen sân giời, những khoang gác có ô trống để kéo hàng từ tầng dưới. Chỗ ở của một gia tộc tam tứ đại đồng đường, đem nhét nhiều gia đình ở tỉnh về thật bất tiện.

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011

BÁO NHÂN DÂN Ế... CHỔNG VÓ

MINH KHANG


        Mấy bữa nay cư dân mạng bàn tán vụ tờ Nhân dân điện tử vinh danh viện sĩ mua bằng tiền. Rằng ông Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Trường bỏ ra hơn ngàn đô la Mỹ mua cái danh viện sĩ của Mỹ tư bổn. Gần đây nở rộ vụ người nước trong được người nước ngoài cấp bằng rởm, khen ngợi rởm. Khi bị dư luận phát giác thì… không có gì mà ầm ĩ, gỡ bài xuống là xong. Báo điện tử mà lị. Chuyện xấu xảy ra liên tục, nói mãi, nói nhiều quá có khi lại thành… không xấu nữa cũng nên. Với lại, những tờ báo sống bao cấp bằng tiền thuế của dân thì sợ gì chuyện độc giả quay lưng hay quay mặt lại với mình.

CÁI CHAI

BÙI TỰ LỰC


        Tôi có vương một chút máu thi sỹ ngẫu hứng, lại gặp được người bố vợ có thú vui tao nhã: thích uống rượu và làm thơ. Chắc đó là sự giao thoa lý thú của cuộc sống. Hình như thời trai trẻ, bố vợ tôi đờn ca, thi phú dữ lắm và cũng đã xuất bản tập thơ “Tiếng lòng” với bút hiệu Hương Sơn.

DANH VÀ THỰC

TẠ DUY ANH


Xưa nay có kẻ danh để không “nát với cỏ cây” thường hiếm. Vì hiếm nên quý. Quý nên được ngưỡng vọng, tôn kính. Giầu có chưa là gì. Quyền thế chưa là cái đinh gì so với danh vọng, danh tiếng. Chính thế mà chữ danh luôn luôn là nỗi khao khát đầy mầu sắc bi kịch của biết bao người.

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011

CUỘC ĐỜI DÀI QUÁ

TRẦN NHÃ THỤY


Tôi không có ý định buông một câu triết lý, hay thốt một lời đau đời gì đâu. Nhưng quả thật cái câu “cuộc đời dài quá” bỗng chợt bật ra rồi cứ đáo qua đáo lại trong đầu khi tôi nhìn hai đứa con nhỏ bé của mình. Một thằng lên sáu, một thằng vừa hơn một tuổi. Còn tôi đang dần bước đến cái tuổi mà thiên hạ vẫn gọi là “tứ thập nhi bất hoặc”. 

Thứ Bảy, 5 tháng 2, 2011

VUA THỦY TỀ LÀ CON RỂ LÀNG TỚ

TRẦN ĐỨC TIẾN


          Ngày xửa ngày xưa…
          Tức là từ cái ngày tôi còn chưa ra đời, làng tôi đã có một ngôi chùa. Chùa chỉ là mấy gian nhà lá đơn sơ trên mảnh đất giữa làng, bên trong ngự dăm ba pho tượng Phật. Vườn chùa phía trước có mấy cây hoa mộc, hoa lan tiêu, hoa móng rồng, phía sau là rặng nhãn cổ thụ. Ở hậu cung có giếng nước ăn, miệng giếng chỉ bằng cái nia, tối om, sâu hút.

"BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ" -

Trương Hán Siêu và cái làng nghèo xơ
nghèo xác của mình (*)

TRẦN ĐỨC TIẾN


          TRƯƠNG HÁN SIÊU sinh ngày 25 tháng Mười một, năm Giáp Tuất (1274), quê làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên (nay là thành phố Ninh Bình). Thời trẻ là môn khách của Trần Quốc Tuấn, từng 2 lần tham giá kháng chiến chống giặc Nguyên (lần 2 và 3). Năm 1308 được vua Trần Anh Tông bổ làm Hàn lâm viện học sĩ. Đời Trần Minh Tông giữ chức Hành khiển. Đời Trần Hiến Tông giữ chức Môn hạ hữu ty lang trung. Năm 1341 cùng quan nhập nội hành khiển Nguyễn Trung Ngạn biên soạn 2 bộ sách Hình luật thưHoàng triều đại điển làm cơ sở cho việc trị nước.

Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2011

10 NĂM INTERNET:

thập kỷ của lãng quên và không thể quên


ĐÔNG KINH


          Có một cái thói quen cũ ơi là cũ, không hiểu sao nhiều bác vẫn khoái giữ khư khư: khai bút ngày mồng Một tết. Viết lách như đi cày, như đánh vật quanh năm còn chẳng ăn ai. Đằng này, đến ngày đầu năm mặt mũi lại đờ đẫn trước computer, cố nặn ra tí cảm hứng để có cớ hy vọng cho cả năm văn hay chữ tốt. 
          Tết, thiên hạ nhốn nháo tít mù thì mình chơi, nghỉ, tận hưởng rượu ngon và thức ăn ngon. Mình chả khai bút, dù là khai… blog! Đọc được bài báo này của một người lạ hoắc, thấy hay hay, post lên cho mọi người cùng đọc.
                                                                                  T.Đ.T
                                                                              

Thứ Tư, 2 tháng 2, 2011

CHÚC MỪNG NĂM MỚI - Xuân Tân Mão 2011


Chúc văn hữu bền bỉ sáng tạo, văn hay nghiêng giời lệch đất! Chúc bạn bè xa gần sức khoẻ, niềm vui tràn ngập quanh năm!

Trần Đức Tiến


TIẾNG MÈO

NGUYỄN HIỆP


“Ngao”. Con mèo tam thể của ngoại tôi thường kêu một tiếng ngắn ngủn, trong nhà chỉ mình ngoại là hiểu được ý nghĩa của tiếng “ngao” lúc ngọt ngào dịu dàng lúc gầm gừ dữ tợn ấy. Ngoại bảo nó khôn nên “ít nói”, giống người khôn kiệm lời vậy. Mèo già nhưng sức vóc còn mạnh mẽ lanh lợi lắm, nó đã từng tung tôi ngã ngửa nhiều lần lúc tôi còn bé. Ngoại tôi nói con mèo này đã thành tinh, đã thành tinh nghĩa là cả ma quỷ phải kiêng sợ, bà dẫn chứng nó đã biết đẩy cây gài để mở cũi đựng thức ăn, biết vờn con chuột cả buổi như một thú chơi hấp dẫn và siêu hơn nữa là có khả năng nhìn thấy và xua đuổi ma quỷ trong những đêm tối. Tuy ngoại hay la mắng nó nhưng lại rất thương quý nó. Ngoại bảo: con mèo này là ân nhân cứu mạng nhiều lần của ngoại.