Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

PHÁC THẢO BỨC TRANH THỜI SỰ VĂN HỌC

VĂN GIÁ

1. Thời sự văn học đối với đời sống văn học nhà trường 
Như chúng ta đều biết, văn học nhà trường được triển khai trên một bộ phận văn học dân tộc đã tương đối ổn định về mặt giá trị tư tưởng cũng như thẩm mỹ. Các lứa tuổi học sinh được thưởng thức, tìm hiểu các tri thức văn chương, các tác giả và tác phẩm văn chương của một khoảng cách thời gian khá xa so với thì hiện tại, nghĩa là chúng đã thuộc thì quá khứ. Ví dụ, chỉ lấy cái mốc văn học Việt Nam từ sau 1986 đến nay, cái thời điểm “đến nay” cũng đã xa so với thì hiện tại này khoảng chừng vài chục năm có lẻ. Cho nên, có một thực tế diễn ra là, những gì thuộc về nền văn chương đương đại, hiểu theo nghĩa thuộc thì hiện tại, ở đây, bây giờ, có ý nghĩa thời sự, cập nhật thường là nằm ngoài tầm ngắm của văn học nhà trường.

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

TIẾNG TA LANG THANG

TRẦN CHIẾN
(Bản của tác giả gửi TĐT)


Ngôn ngữ chứng tỏ gốc văn hóa của một dân tộc, xem nó dày mỏng đến đâu, “ăn cóp” cái gì của nước người. Căn cứ vào câu này mà nhìn tiếng Việt ta thì phải rất tự ty. Nam Giao Học Tổ là một ông Trung Hoa, có dễ trước khi Sĩ Nhiếp đem chữ Hán sang thì sử chỉ là huyền thoại, truyền thuyết truyền mồm nhau, ông kể khác cụ, truyền từ bố sang con đã thất bản lắm rồi. Có chữ, tức chữ Hán, sau lại có đạo, tức đạo Khổng đạo Phật đạo Lão, mọi thứ được “chỉnh đốn”. Sự học mới cho phép mở ra khoa thi, chọn người tài nói năng, nghĩ ngợi lắm lúc hệt những khuôn mẫu trong sách vở Bắc quốc.

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

GS.TS HOÀNG QUANG THUẬN ĐƯỢC ĐỀ CỬ GIẢI NOBEL VĂN HỌC?

NGUYỄN QUANG A


Có người quen hỏi tôi có biết GS.TS. Hoàng Quang Thuận, Viện trưởng Viện Công nghệ Viễn thông ở thành phố Hồ Chí Minh? Tôi bảo, không quen và cũng chẳng hề nghe về ông ấy hay các công trình khoa học của ông ấy, dẫu viễn thông-công nghệ thông tin là lĩnh vực mà tôi rất quan tâm và để ý theo dõi.
Họ bảo ông ấy được đề cử giải Nobel Văn học đấy! Văn học thì tôi mù tịt, nhưng sao nhà khoa học này lại được đề cử giải Nobel Văn học, tôi hỏi lại. Ông đúng là mù tịt về văn học thật, người kia đáp. Ông ấy là nhà thơ nổi tiếng đấy.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

LỠ MÀ ĐOẠT GIẢI NOBEL?

TRẦN NHÃ THỤY


Nhân vật “hot” nhất trong làng văn tuần này, có lẽ là ông Hoàng Quang Thuận (sinh năm 1953, Hội viên Hội Nhà văn VN năm 2011, hiện là Viện trưởng Viện Công nghệ viễn thông) với hội thảo “Hoàng Quang Thuận với Non thiêng Yên Tử” do Tạp chí Nhà văn (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức (ngày 8/8 tại Hà Nội).

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

TRÚC ĐÃ VIẾT TÊN MÌNH TRÊN CÁT ƯỚT...

NHƯ DÃ QUỲ


Hôm nay Trúc bay về Mỹ. Đầu tháng 8. Trời Đà Nẵng nhiều mây. Nghe bảo đang có áp thấp đâu đó trên biển Đông. Thời tiết kiểu này bay xa chắc mệt. Cầu mong Trúc và hai đứa nhỏ bình an.
Tôi không tiễn Trúc ra sân bay. Tôi luôn sợ không khí biệt ly, dù biệt ly với những người không hẳn là thân thiết, hay biệt ly để đi đâu đó ít hôm rồi về. Huống chi đây là biệt ly với Trúc. Huống chi những chuyến đi của Trúc luôn xa xôi không biết bao giờ trở lại.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

GHI CHÉP MIỀN NAM

TRẦN CHIẾN

Tôi đi miền Nam từ 4-14/7/2012. 11 ngày phẳng phiu, chả có chuyện gì lớn, nhưng nghĩ ngợi, so sánh có khác những lần trước…

Năm ‘86, lần đầu tiên nhìn SG từ máy bay, tôi nghĩ đến hai chữ “vĩ đại”. Kích thước “cái” gì cũng lớn, bể dầu, nhà cửa, đường xá… Bước ra đường Nguyễn Huệ là cảm giác chim chích lạc rừng. Sao có những tấm kính to đến vậy, trong suốt, hẳn phải được vệ sinh kỹ lắm. Nhưng tiếng ồn lập tức đè nén, làm mất mọi cảm giác khác. Sống thế nào được khi ầm ầm đến nửa đêm, được vài tiếng đã lại gầm rú. Và nóng ngột ngạt. Đi ngoài đường chỉ mong mau về nhà chui vào buồng tắm. Nhà cửa khác ngoài Bắc, tiện nghi khu phụ đắt, sang  hơn hẳn. Buồng khách sạn tôi ở bước vào thấy ngay cái toa lét. Quan trọng đến thế ư, cái sự bài tiết, tắm táp?

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

LỜI CẢM ƠN

Truyện ngắn của TRẦN NHÃ THỤY

Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn chị Cả. Đúng theo tinh thần của cái tên, chị luôn là người đọc bản thảo của tôi đầu tiên, phản hồi mau lẹ nhất. Chị Cả với bản tính thẳng thắn của mình đã không nhân nhượng nã cho tôi những phát đau điếng/và tôi hình dung, khi đọc bản thảo của tôi, chị luôn dứ dứ cây kéo trong tay, vừa thấy một chữ thừa thò ra là chị cắt phăng. Nhờ cây kéo sắc của chị mà chữ nghĩa tôi trở nên chỉnh tề, tươm tất hơn. Với năng lượng chữ dồi dào, khả năng diễn đạt tinh tế hiếm có, tôi không hiểu sao chị Cả lại không làm nhà văn, cũng không đầu quân làm biên tập cho một nhà xuất bản nào. Tài năng ấy mà không cống hiến cho văn chương, thật quá lãng phí.

HOA THÁNG 11 VÀ GƯƠNG MẶT TRONG BÓNG TỐI

ĐINH THỊ NHƯ THÚY

1.

Sáng nay mình bỗng thích ngồi nhìn hoài chậu lan tửu bình đang nở hoa tươi tắn trong khu vườn ngoài kia.
Gọi là tửu bình có lẽ vì hình dáng của củ hoa. Mập mạp tròn trĩnh lại eo thắt nhỏ xíu ở giữa, y hệt quả bầu nậm đựng rượu ngày xưa. Mỗi củ hoa là một quả bầu nậm xinh xinh màu ngọc. Từ miệng quả bầu vươn lên những chiếc lá thuôn thuôn có những đường gân xanh kéo dài như nếp gấp. Lá tửu bình không xanh thẫm mà pha chút sắc vàng thành màu xanh đọt chuối, nên lúc nào trông cũng thật non tơ mịn mướt. Khi chồi hoa nứt ra từ hông của quả bầu nậm, thì những chiếc lá bắt đầu có biểu hiện của sự già nua. Những đốm vàng sậm dè dặt xuất hiện rồi dè dặt lan dài theo gân lá.

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

VĂN HỌC CHO THIẾU NHI - BỨC TRANH CHƯA SÁNG

PHAN HUỲNH

Thiếu nhi là lực lượng độc giả thường xuyên và ngày càng đông đảo. Trong khi đó những nhà văn Việt Nam chuyên viết cho thiếu nhi hầu hết lại không sống được bằng tác phẩm của mình, thị trường sách thiếu nhi chủ yếu dành cho các tác phẩm dịch từ nước ngoài. Giữa tháng 5-2012, lần đầu tiên một hội thảo quy tụ nhiều nhà văn tâm huyết viết cho thiếu nhi đã diễn ra tại Biên Hòa - Đồng Nai, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Từ ý kiến những người trong cuộc, nhiều vấn đề bức xúc đã được “mở” ra… 

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

NHÀ THƠ LÊ ĐẠT VÀ TÀI SỬA VĂN

THÀNH TIẾN


Vào quãng năm 2003 - 2004, khi ấy tôi có viết lời bình về bài thơ Lá diêu bông của nhà thơ Hoàng Cầm. Viết xong tôi thấy run run, sợ sợ thế nào ấy. Nhỡ viết mà không đúng, cụ Hoàng Cầm biết được, mắng cho thì chỉ còn cách đào hố chui xuống đất.