Ngày 20.2.2011 có thể được xem là ngày khá kỳ lạ. Ít nhất là sự kỳ lạ được nhận biết qua hệ thống thông tin.
Cái ngày ấy, ở Long An, bà Trần Thuý Liễu (nội trợ) thừa nhận với cơ quan công an về hành vi đốt chồng (nhà báo Hoàng Hùng), dẫn đến cái chết của anh. Ở An Giang, ông Phùng Hoài Anh (lái xe ôm) tưới xăng đốt vợ (làm nghề bỏ mối chổi lau ngoài chợ, bị phỏng 72%) và đứa con 18 tháng (phỏng 20%). Ở Latvia (một quốc gia ở châu Âu thuộc Liên Xô trước đây), một thanh niên 27 tuổi (có giấy phép sử dụng súng) bắn chết một người đàn ông 42 tuổi trong rạp chiếu phim, khi rạp này đang chiếu bộ phim tranh giải Oscar 2011 Thiên nga đen (Black swan).
Tin tức mô tả nguyên nhân chính của các vụ án mạng nêu trên có vẻ như rất đơn giản. Bà Liễu, vì cờ bạc (theo lời khai của bà với cơ quan điều tra) nên mắc nợ dẫn đến việc phải giết chồng nhằm có thể bán nhà trả nợ. Ông Hoài Anh tưới xăng đốt vợ con vì vợ đã dám bán mấy con gà đá độ của anh ta để mua sữa cho con. Anh thanh niên 27 tuổi ở Latvia bắn chết ông khán giả 42 tuổi ngồi kế bên, vì ông này nhai bỏng ngô tạo tiếng động quá to khiến anh ta không tập trung xem phim được (hãng thông tấn Lenta của Latvia được các nhân chứng xác nhận: ông khán giả nọ quả là nhai bỏng ngô quá to trong không gian im lặng của rạp chiếu phim!)
Mọi câu chuyện trên đời này đều có nhân có quả. Nhưng, thứ nhân - quả nhuộm màu của cái ác, như các câu chuyện trên đây, đã khiến cho những ai còn phấp phỏng lo âu giữ gìn cho sự tử tế giữa con người buộc phải bật lên câu hỏi: vì sao lại đến nỗi như thế?
Cờ bạc là bác thằng bần. Ai cũng biết thế và hầu hết đều muốn tránh xa tệ nạn ấy. Nhưng không phải ai cũng tránh được, và cũng không phải ai hễ lâm vào bước đường cùng cũng đều nghĩ tới chuyện giết chồng (như bà Liễu). Ai cũng có lúc tức tối khi vợ hoặc chồng xâm phạm sở thích riêng tư của mình, nhưng không phải ai, khi rơi vào trạng thái ấy cũng đều tưới xăng đốt vợ và con (như ông Hoài Anh). Ai cũng có lúc bị làm phiền ở nơi công cộng (bị nghe ai đó nói chuyện điện thoại to như ở chốn không người, bị ai đó chen ngang khi mọi người xếp hàng, bị người ta chửi tục vào mặt khi mình lỡ va chạm ở chốn giao thông đông đúc…), nhưng không phải ai cũng có thể giết chết người làm phiền mình như anh thanh niên ở Latvia kia.
Những món nợ cờ bạc của bà Liễu, mấy con gà đá của ông Hoài Anh hay tiếng nhai bỏng ngô rất to làm phân tâm người khác khi đang xem phim hay, tất thảy duyên cớ trên đều hoàn toàn có thể giải quyết mà không phải bằng những cách lấy đi mạng sống của một con người. Hành vi của kẻ thủ ác, lắm lúc bột phát trong tích tắc, chỉ được xã hội nhận biết khi hậu quả đã xảy ra. Chẳng mấy ai để ý rằng, hành vi gây ác của tội phạm thường đã ẩn chứa sẵn từ bên trong con người họ, và vô tình được dung dưỡng bởi môi trường xung quanh. Thoạt tiên là sự ích kỷ, lấy việc thoả mãn nhu cầu và sở thích của cá nhân mình làm đầu, ai hoặc cái gì làm cản trở sở thích ấy đều có thể “bị trừng trị”, bất chấp sự không kiềm chế ấy có ảnh hưởng thế nào đến người xung quanh, dù đó là hàng xóm, đồng nghiệp, bạn bè hay người ruột thịt. Kế đến là sự “trợ giúp” của hoàn cảnh cho cái ác. Không có giải pháp thoả đáng để hạn chế và khống chế khả năng bành trướng của sự ích kỷ (gia đình và cộng đồng có nhận thấy biểu hiện của sự ích kỷ, nhưng lại coi thường nó, không xem nó là thói xấu đối lập với phẩm chất nhường nhịn, bao dung mà con người cần được khuyến khích hình thành). Không có sự kiểm tra và kiểm soát hiệu quả đối với những người được giao cho sử dụng phương tiện và thẩm quyền đặc biệt (như là việc cấp phép sử dụng súng đạn; quản lý axít và các chất độc hại có thể gây tử vong cho con người…).
Giá mà thói mê cờ bạc của bà Liễu được phát hiện sớm hơn và được quyết liệt ngăn chặn bằng chính tình cảm và trách nhiệm của những người thân trong gia đình; giá mà cô vợ của ông Hoài Anh biết rằng, đối với gã chồng mê đá gà hơn là lo cho sự túng thiếu của gia cảnh và con thơ khát sữa, thì việc bị vợ bán đi mấy con gà đá sẽ có thể là cái cớ để bùng cháy cái ác ẩn nấp sẵn trong con người anh ta; giá mà ông khán giả bị bắn chết trong rạp phim ở nước Latvia kia hiểu thấu đáo rằng, ăn bỏng ngô khi xem phim là chuyện cá nhân, nhưng nhai món bỏng ngô ấy to quá mức lại là hành vi thiếu tôn trọng người khác ở nơi công cộng…
Nhưng, trên hết, giá mà các loại tâm trạng xã hội tưởng đơn giản mà hoá ra phức tạp khôn lường ở hành vi phản kháng ấy được gia đình và mạng lưới các tổ chức xã hội (hiện đang tồn tại dày đặc ở nước ta) quan tâm đúng mức và tìm ra các giải pháp loại trừ từ lúc manh nha; giá mà văn hoá hoà bình - được hiểu như là hệ thống các giá trị ứng xử xã hội (lấy sự tôn trọng cá nhân trong cộng đồng, sự lắng nghe lẫn nhau, sự bao dung và lượng thứ làm hạt nhân cốt yếu) - được xây dựng và hình thành như một thói quen ở mỗi thành viên trong xã hội, thì có lẽ những cái chết oan ức, đau lòng trên đã không xảy ra…
Mọi câu chuyện trên đời này đều có nhân có quả. Nhưng, thứ nhân - quả nhuộm màu của cái ác, như các câu chuyện trên đây, đã khiến cho những ai còn phấp phỏng lo âu giữ gìn cho sự tử tế giữa con người buộc phải bật lên câu hỏi: vì sao lại đến nỗi như thế?
Cờ bạc là bác thằng bần. Ai cũng biết thế và hầu hết đều muốn tránh xa tệ nạn ấy. Nhưng không phải ai cũng tránh được, và cũng không phải ai hễ lâm vào bước đường cùng cũng đều nghĩ tới chuyện giết chồng (như bà Liễu). Ai cũng có lúc tức tối khi vợ hoặc chồng xâm phạm sở thích riêng tư của mình, nhưng không phải ai, khi rơi vào trạng thái ấy cũng đều tưới xăng đốt vợ và con (như ông Hoài Anh). Ai cũng có lúc bị làm phiền ở nơi công cộng (bị nghe ai đó nói chuyện điện thoại to như ở chốn không người, bị ai đó chen ngang khi mọi người xếp hàng, bị người ta chửi tục vào mặt khi mình lỡ va chạm ở chốn giao thông đông đúc…), nhưng không phải ai cũng có thể giết chết người làm phiền mình như anh thanh niên ở Latvia kia.
Những món nợ cờ bạc của bà Liễu, mấy con gà đá của ông Hoài Anh hay tiếng nhai bỏng ngô rất to làm phân tâm người khác khi đang xem phim hay, tất thảy duyên cớ trên đều hoàn toàn có thể giải quyết mà không phải bằng những cách lấy đi mạng sống của một con người. Hành vi của kẻ thủ ác, lắm lúc bột phát trong tích tắc, chỉ được xã hội nhận biết khi hậu quả đã xảy ra. Chẳng mấy ai để ý rằng, hành vi gây ác của tội phạm thường đã ẩn chứa sẵn từ bên trong con người họ, và vô tình được dung dưỡng bởi môi trường xung quanh. Thoạt tiên là sự ích kỷ, lấy việc thoả mãn nhu cầu và sở thích của cá nhân mình làm đầu, ai hoặc cái gì làm cản trở sở thích ấy đều có thể “bị trừng trị”, bất chấp sự không kiềm chế ấy có ảnh hưởng thế nào đến người xung quanh, dù đó là hàng xóm, đồng nghiệp, bạn bè hay người ruột thịt. Kế đến là sự “trợ giúp” của hoàn cảnh cho cái ác. Không có giải pháp thoả đáng để hạn chế và khống chế khả năng bành trướng của sự ích kỷ (gia đình và cộng đồng có nhận thấy biểu hiện của sự ích kỷ, nhưng lại coi thường nó, không xem nó là thói xấu đối lập với phẩm chất nhường nhịn, bao dung mà con người cần được khuyến khích hình thành). Không có sự kiểm tra và kiểm soát hiệu quả đối với những người được giao cho sử dụng phương tiện và thẩm quyền đặc biệt (như là việc cấp phép sử dụng súng đạn; quản lý axít và các chất độc hại có thể gây tử vong cho con người…).
Giá mà thói mê cờ bạc của bà Liễu được phát hiện sớm hơn và được quyết liệt ngăn chặn bằng chính tình cảm và trách nhiệm của những người thân trong gia đình; giá mà cô vợ của ông Hoài Anh biết rằng, đối với gã chồng mê đá gà hơn là lo cho sự túng thiếu của gia cảnh và con thơ khát sữa, thì việc bị vợ bán đi mấy con gà đá sẽ có thể là cái cớ để bùng cháy cái ác ẩn nấp sẵn trong con người anh ta; giá mà ông khán giả bị bắn chết trong rạp phim ở nước Latvia kia hiểu thấu đáo rằng, ăn bỏng ngô khi xem phim là chuyện cá nhân, nhưng nhai món bỏng ngô ấy to quá mức lại là hành vi thiếu tôn trọng người khác ở nơi công cộng…
Nhưng, trên hết, giá mà các loại tâm trạng xã hội tưởng đơn giản mà hoá ra phức tạp khôn lường ở hành vi phản kháng ấy được gia đình và mạng lưới các tổ chức xã hội (hiện đang tồn tại dày đặc ở nước ta) quan tâm đúng mức và tìm ra các giải pháp loại trừ từ lúc manh nha; giá mà văn hoá hoà bình - được hiểu như là hệ thống các giá trị ứng xử xã hội (lấy sự tôn trọng cá nhân trong cộng đồng, sự lắng nghe lẫn nhau, sự bao dung và lượng thứ làm hạt nhân cốt yếu) - được xây dựng và hình thành như một thói quen ở mỗi thành viên trong xã hội, thì có lẽ những cái chết oan ức, đau lòng trên đã không xảy ra…
N.T.T
Nguồn: SGTT, ngày 22-2-2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét